Doanh nghiệp bạn thuê phần mềm hay sử dụng giải pháp phần mềm cho thuê là một sự đầu tư thông minh, là xu thế tất yếu trong một thế giới mở hiện nay. Như vậy, dịch vụ cho thuê phần mềm có chịu thuế không?

  1. Dịch vụ phần mềm bao gồm những dịch vụ nào?

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định về dịch vụ phần mềm như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”

Theo đó căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động công nghệ phần mềm như sau:

“Điều 9. Hoạt động công nghiệp phần mềm

3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;

g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

i) Các dịch vụ phần mềm khác.”

2. Dịch vụ phần mềm có phải là đối tượng chịu thuế hay không?

Tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

“Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

  1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”

Theo khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

  1. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ quy định pháp luật vừa nêu trên thì việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không phải chịu thuế GTGT. Phần mềm làm một chương trình máy tính máy tính dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ,… được khởi chạy trên máy tính để thực hiện một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Phần mềm bao gồm sản phẩm phần mềm và cả dịch vụ phần mềm không phải chịu thuế GTGT

Theo quy định thì dịch vụ phần mềm không phải chịu thuế GTGT nhưng dịch vụ phần mềm không bao gồm dịch vụ cho thuê phần mềm. Do đó, dịch vụ cho thuê phần mềm vẫn là đối tượng chịu thuế GTGT. Hoạt động cho thuê phần mềm sẽ chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

  1. Dịch vụ cho thuê phần mềm có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

  1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.

Theo quy định trên thì thu nhập được hưởng ưu đãi về thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm, đối với thu nhập từ dịch vụ cho thuê phần mềm, cho thuê phần mềm không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó sẽ chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình thường là 20% theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo công văn 10684/CT-TTHT về thuế GTGT đối với việc cho thuê phần mềm:

– Trường hợp Công ty bán các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định tại Điều 3 và Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ nêu trên, nếu các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm là phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Trường hợp Công ty cho thuê bản quyền phần mềm máy tính không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10%.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply