Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.

Cơ sở pháp lý

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định:

“Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế”

Tại Điều 7 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

“Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán”.

Ví dụ 1: (-Báo chính phủ)

Công ty ông Trần Thái Tuyên chuyển từ sử dụng đồng tiền hạch toán là VNĐ sang USD từ ngày 1/1/2023. Theo Điều 7 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định “Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán”.

Ông Tuyên hỏi, công ty ông có thể thông báo muộn nhất cho cơ quan thuế về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày 31/12/2023 đúng không?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ vào niên độ kế toán năm của doanh nghiệp, trường hợp niên độ kế toán năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch thì sau khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ từ VNĐ sang USD (ngày 1/1/2023), doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày 31/12/2023.

Trường hợp niên độ kế toán năm của doanh nghiệp không bắt đầu từ 1/1 thì căn cứ vào niên độ kế toán năm theo đặc thù của doanh nghiệp để doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán đó.

Ví dụ: Năm 2019 là năm đầu tiên Công ty thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán từ VND sang USD. Chuyển đổi số dư đầu năm 2019 từ VND sang USD: Theo hướng dẫn điều 108 Thông tư 200/2014/TT-BTC “Khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán, tại kỳ đầu tiên kể từ khi thay đổi, kế toán thực hiện chuyển đổi số dư sổ kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán”. Xin hỏi trong trường hợp này: – áp dụng cùng 1 tỷ giá (hoặc tỷ giá mua chuyển khoản của ngân hàng, hoặc tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng; hoặc tỷ giả trung bình mua-bán chuyển khoản của ngân hàng) cho tất cả các khoản mục trên Bảng CĐKT; hay – áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản của ngân hàng cho các khoản mục tài sản; tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng cho các khoản mục nợ phải trả; tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn cho các khoản mục vốn chủ sở hữu; LN sau thuế chưa phân phối: LN năm trước chuyển đổi theo tỷ giá mua chuyển khoản của ngân hàng tại thời điểm đầu kỳ trước (01/01/2018), LN năm nay được tính toán theo các khoản mục của báo cáo KQHĐKD 2018. Khi chuyển đổi BCTC năm 2019 từ USD sang VND để nộp cơ quan chức năng: Theo hướng dẫn điều 107 Thông tư 200/2014/TT-BTC “Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra VND theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ (tỷ giá chuyển khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo)”, các khoản mục thuộc “Tài sản”, “Nợ phải trả” áp dụng theo tỷ giá mua chuyển khoản, hay tỷ giá bán chuyển khoản, hay tỷ giá bình quân chuyển khoản của ngân hàng?

  1. Về việc thay đổi đơn vị tiền tệ từ VNĐ sang USD

Khi thay đổi đơn vị tiền tệ từ VNĐ sang USD, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 108, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, cụ thể:

“Khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán, tại kỳ đầu tiên kể từ khi thay đổi, kế toán thực hiện chuyển đổi số dư kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.”

  1. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính từ USD sang VNĐ để nộp cho các cơ quan chức năng

Khi chuyển đổi báo cáo tài chính từ USD sang VNĐ, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, cụ thể:

“a) Khi chuyển đổi báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, kế toán phải quy đổi các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:

– Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ (là tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm báo cáo)”/

Trong cả 02 trường hợp nêu trên,tỷ  giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply