Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về hoạt động thương mại điện tử:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.

Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Chương I Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:

… đ) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử…”.

Tại Khoản 3 Điều 11 Chương III quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Tại Khoản 3 Điều 12 Chương III quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Tại Khoản 3 Điều 13 Chương III quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán.

Căn cứ Khoản 1 và 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về hành vi trốn thuế:

“Điều 143. Hành vi trốn thuế:

  1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.

… 11. Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 của Luật này đối với trường hợp sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;

b) Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế”.

Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực thi hành ngày 5/12/2020:

Theo Điều 13 quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
  3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại Khoản 4 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại Điểm c, d Khoản 4 Điều này”.

Theo Điều 17 quy định về xử phạt hành vi trốn thuế:

“1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 4 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

… 2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

  1. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
  2. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
  3. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại Khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

7. Các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này”.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoạt động thương mại điện tử?

Ông Đặng Thế Bình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Tháng 12/2022, ông đến đơn vị thuế hỏi về thủ tục kê khai và nộp thuế thì được trả lời, ngoài khoản nộp thuế 1,5% thì phải nộp phạt 11.000.000 đồng do chậm kê khai thuế.

Căn cứ các quy định nêu trên, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Trường hợp cá nhân kinh doanh có hoạt động thương mại điện tử thì thuộc đối tượng phải nộp hồ sơ khai thuế; thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được xác định căn cứ vào phương pháp nộp thuế quy định tại Khoản 3 Điều 11; Khoản 3 Điều 12; Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 40/2021/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn được nêu tại các quy định trên thì sẽ bị xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP hoặc bị xử phạt hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

DỊCH VỤ KIỂM TOÁN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply