Tổng cục Hải quan có Công văn 2737/TCHQ-TXNK về thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng VNĐ

Quy định pháp luật về trị giá hải quan hàng xuất khẩu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu như sau:

Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế, được xác định theo trình tự các phương pháp sau:

– Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;

– Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;

– Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;

– Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.

Khai trị giá thanh toán hàng xuất khẩu bằng VNĐ?

Tổng cục Hải quan hướng dẫn, nếu đối tác nước ngoài thống nhất đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt Nam (VND), được thể hiện trên hợp đồng, hoá đơn thương mại thì Công ty thực hiện mở tờ khai và khai báo mã đồng tiền của hoá đơn là VND.

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản về việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng đồng tiền Việt Nam (VND).

Tổng cục Hải quan đã dẫn chứng quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ, Điều 4 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/3/2018 của Bộ Tài chính.

Theo đó, trị giá hải quan của hàng hoá xuất khẩu là giá bán đến cửa khẩu xuất khẩu trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán, hoặc hoá đơn thương mại và các chi phí liên quan đến hàng hoá xuất khẩu phù hợp với các chứng từ liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hoá, không bao gồm chi phí vận tải quốc tế và chi phí bảo hiểm quốc tế (nếu có).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam.

Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.

Căn cứ hướng dẫn khai báo tại điểm 2.39 “Trị giá hoá đơn” tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được thay thế tại Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì khi khai trị giá hoá đơn, người khai nhập mã đơn vị tiền tệ của hoá đơn theo chuẩn UN/LOCODE.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn, đối với trường hợp của Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản, nếu đối tác nước ngoài thống nhất đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam, được thể hiện trên hợp đồng, hoá đơn thương mại thì Công ty thực hiện mở tờ khai và khai báo mã đồng tiền của hoá đơn là Việt Nam đồng.

Công ty căn cứ vào thực tế hồ sơ và hàng hoá xuất khẩu để thực hiện khai báo theo đúng quy định.

Như vậy, đối với trường hợp của Công ty, nếu đối tác nước ngoài thống nhất đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam, được thể hiện trên hợp đồng, hóa đơn thương mại thì Công ty thực hiện mở tờ khai và khai báo mã đồng tiền của hóa đơn là Việt Nam đồng.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply