Giá tính thuế GTGT là căn cứ quan trọng đầu tiên để tính thuế giá trị gia tăng đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Trong bài chia sẻ ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên tắc và cách xác định giá tính thuế giá trị gia tăng của một số đối tượng hàng hóa, dịch vụ cụ thể nhé.

  1. Giá tính thuế GTGT là gì?

Để tính được số thuế phải nộp, doanh nghiệp hoặc kế toán cần xác định được giá tính thuế giá trị gia tăng và thuế suất. Đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ sẽ có giá tính thuế GTGT khác nhau.

Về nguyên tắc cơ bản, giá tính thuế GTGT là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT.

  1. Thời điểm xác định thuế GTGT

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế hay chính là thời điểm xác định thuế GTGT được tổng hợp như  sau:

Đối tượng hàng hóa, dịch vụ Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế
Bán hàng hóa Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phụ thuộc vào việc đã thu được tiền từ người mua hay chưa
Hàng hóa nhập khẩu Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Cung ứng dịch vụ Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phụ thuộc vào việc đã thu được tiền từ người mua hay chưa
Một số đối tượng hàng hóa, dịch vụ có thời điểm xác định đặc thù
Dịch vụ viễn thông Thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông, nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
Hoạt động cung cấp điện, nước sạch Ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền
Hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê Thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng.
Xây dựng, lắp đặt bao gồm cả đóng tàu Thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phụ thuộc vào việc đã thu được tiền từ người mua hay chưa

(Quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

  1. Đồng tiền xác định giá tính thuế GTGT

Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế.

Từ ngày 01/01/2022, tỷ giá giao dịch thực tế sử dụng cho mục đích thuế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán (Theo quy định tại điểm 2, điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế).

Cụ thể, tỷ giá giao dịch thực tế quy đổi doanh thu bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế (Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC) hoặc tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (Điểm 3 điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC).

  1. Nguyên tắc xác định giá tính thuế GTGT

Nội dung tại Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định một số thông tin về nguyên tắc xác định giá tính thuế GTGT như sau:

a, Về nguyên tắc, giá tính thuế GTGT là giá không bao gồm thuế GTGT

b, Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu: Khi xác định giá tính thuế trình tự xác định các sắc thuế lần lượt là: thuế nhập khẩu (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế giá trị gia tăng (nếu có).

Giá tính thuế giá trị gia tăng là giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.

c, Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra: Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT

Xác định giá tính thuế trong một số trường hợp thường gặp:

+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả chậm, trả góp; giá tính thuế GTGT là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm các khoản lãi trả chậm, trả góp.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại, giá tính thuế GTGT là giá bán đã áp dụng chiết khấu thương mại cho khách hàng.

Xác định giá tính thuế trong một số trường hợp khác:

Trường hợp/Đối tượng Giá tính thuế GTGT
1. Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương
Hàng hóa, dịch vụ mua ngoài hoặc tự sản xuất dùng để trao đổi, biếu tặng, cho, trả thay lương Là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các giao dịch này
Biếu tặng giấy mời xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (trên giấy mời ghi rõ là không thu tiền) Giá tính thuế = 0
2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi
Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi theo quy định của pháp luật về thương mại Giá tính thuế = 0
Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi không theo quy định của pháp luật về thương mại Là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
Cụ thể, với hình thức đưa hàng hóa, dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền Giá tính thuế = 0
Cụ thể, với hình thức bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn giá bán trước đó trong thời gian khuyến mãi đã đăng ký hoặc thông báo Là giá bán đã giảm áp dụng trong khoảng thời gian khuyến mãi đã đăng ký hoặc thông báo
Cụ thể, với hình thức hàng hóa, dịch vụ kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ Không phải kê khai tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm
3. Hàng hóa, dịch vụ dùng cho tiêu dùng nội bộ
Hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất kinh doanh

Hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (phục vụ hội nghị khách hàng, tiếp khách…)

Không phải tính, nộp thuế GTGT
Nếu không phục vụ sản xuất kinh doanh Là giá tính thuế GTGT của sản phẩm bán ra thị trường tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
Cơ sở sản xuất kinh doanh tự làm, tự sản xuất tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT Khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao tài sản cố định: không phải lập hóa đơn

Thuế GTGT đầu vào hình thành tài sản cố định này được khấu trừ

Nếu tài sản cố định tự làm, tự sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế Là giá tài sản cố định bán ra thị trường tại thời điểm hoàn thành nghiệm thu bàn giao tài sản cố định
Xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và chứng từ liên quan thể hiện đúng bản chất giao dịch không mang tính thương mại Không phải lập hóa đơn, không phải tính, nộp thuế GTGT
Đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho SXKD như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông Không phải tính thuế GTGT đầu ra

(cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế HHDV sử dụng nội bộ theo quy định)

(Quy định tại điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC, khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC)

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply