Doanh nghiệp nào được thành lập hầu như đều có tài sản cố định. Do đó các bạn kế toán phải nắm rõ các quy định về phương pháp trích khấu hao TSCĐ để ghi nhận chi phí cho DN của mình.

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một các hợp lý và có hệ thống giá trị của TSCĐ khi giá trị của các tài sản đó bị giảm dần vì hao mòn tự nhiên hoặc sự tiến bộ về công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng.

Trước khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ cần xác định tài sản cố định đó được mua mới hay đã sử dụng và thời gian mua để thực hiện tính khấu hao. Hay còn gọi là thời điểm chính thức doanh nghiệp đó đưa tài sản cố định vào quy trình sản xuất.

Doanh nghiệp có thể chủ động quyết định thời gian tính khấu hao, tuy nhiên thời gian này phải dựa trên khung thời gian khấu hao được Bộ Tài chính quy định. Khi sử dụng, doanh nghiệp cần phải có thông báo về tình trạng/thời gian tính khấu hao đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Mỗi loại TSCĐ sẽ có khung thời gian tính khấu hao TSCĐ riêng.

Doanh nghiệp có thể trích khấu hao tài sản theo 03 phương pháp: Phương pháp đường thẳng, giảm dần có điều chỉnhTham khảo bài viết sau đây để hiểu được quy định về cách tính khấu hao tài sản theo số lượng khối lượng sản phẩm nhé.

Điều kiện áp dụng

Theo điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC tài sản cố định (TSCĐ) trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

1 – Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

2 – Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ;

3 – Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

– Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

– Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Cách trích khấu hao tài sản theo số lượng, khối lượng sản phẩm

– TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ (gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế).

+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

Mức trích khấu hao tháng:

– Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ
Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm:

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Lưu ý: Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.

Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ

Ví dụ: Công ty A mua máy xúc đất (mới 100%) với nguyên giá 900 triệu đồng. Công suất thiết kế là 55m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế là 4.000.000 m3.

Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy xúc như bảng sau:

 

Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)
Tháng 01 25.000 Tháng 7 25.000
Tháng 02 25.000 Tháng 8 24.000
Tháng 3 28.000 Tháng 9 26.000
Tháng 4 22.000 Tháng 10 25.000
Tháng 5 27.000 Tháng 11 20.000
Tháng 6 23.000 Tháng 12 30.000

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của máy xúc được xác định như sau:

– Mức trích khấu hao bình quân tính cho 01 m3 = 900 triệu đồng: 4.000.000 m3 = 225.000 đồng/m3

– Mức trích khấu hao của máy xúc được tính theo bảng sau:

Tháng Sản lượng thực tế tháng (m3) Mức trích khấu hao tháng (đồng)
01 25.000 25.000 x 225.000 = 5.625.000
02 25.000 25.000 x 225.000 = 5.625.000
3 28.000 28.000 x 225.000 = 6.300.000
4 22.000 22.000 x 225.000 = 4.950.000
5 27.000 27.000 x 225.000 = 6.075.000
6 23.000 23.000 x 225.000 = 5.175.000
7 25.000 25.000 x 225.000 = 5.625.000
8 24.000 24.000 x 225.000 = 5.400.000
9 26.000 26.000 x 225.000 = 5.850.000
10 25.000 25000 x 225.000 = 5.625.000
11 20.000 20.000 x 225.000 = 4.500.000
12 30.000 30.000 x 225.000 = 6.750.000
Tổng cộng cả năm 67.500.000

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply