Tổng Cục Hải Quan có công văn 8619/TXNK-TGHQ  vướng mắc về trị giá hải quan hàng hóa tạm xuất tái nhập cho doanh nghiệp chế xuất (sau đây viết tắt là DNCX) thuê theo hợp đồng thuê, mượn

  1. Về mã số HS của hàng hóa:

Căn cứ Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì:

“1. Phân loại hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

  1. Việc phân loại hàng hóa căn cứ xào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 14/2015HT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì: “Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.”

Như vậy, việc xác định mã số hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, không căn cứ vào việc hàng hóa cho thuê hay không cho thuê.

  1. Về chính sách thuế:

a) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13;

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13;

Căn cứ khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.

Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp DNCX được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động thì được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp nội địa tạm xuất, tái nhập hàng hóa cho DNCX thuê theo hợp đồng thì hàng hóa tạm xuất, tái nhập thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hàng hóa tạm xuất, tái nhập này không thuộc các trường hợp được miễn thuế quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, người nộp thuế phải kê khai nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định.

b) Về thuế TTĐB:

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12 quy định: “Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB;

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12 quy định: “Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB”;

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12 quy định: “Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB”;

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nội địa tái nhập hàng hóa đã cho DNCX thuê sau khi hết hạn hợp đồng cho thuê, hàng hóa này không phải xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng thì không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Trường hợp hàng hóa tái nhập nêu trên được xác định là xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng thì thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và không thuộc đối tượng không chịu thuế quy định tại điểm c khoản 2; khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12, người nộp thuế phải kê khai nộp thuế TTĐB theo quy định.

c) Thuế GTGT:

Căn cứ khoản 20 Điều 4 Thông tư số 2019/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nội địa tạm xuất, tái nhập hàng hóa cho DNCX thuê theo hợp đồng thì hàng hóa tạm xuất, tái nhập không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

  1. Về trị giá hải quan:

Cục Thuế xuất nhập khẩu đã có hướng dẫn tại công văn số 3892/TXNK-TGHQ ngày 12/5/2023. Do vậy, đề nghị Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Chunil Vina thực hiện theo hướng dẫn.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply