* Về ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư mở rộng:
– Căn cứ Khoản 4 Điều 14 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội (được bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN);
– Căn cứ Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN;
…
“6. Về đầu tư mở rộng
a) DN có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (bao gồm mức thuế suất, thời gian miễn giảm nếu có) hoặc được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn hoặc lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN. Trường hợp DN chọn hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn với dự án đang hoạt động.
Dự án đầu tư mở rộng quy định tại điểm này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
– Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
– Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
…
Trường hợp DN đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).”
* Về các trường hợp giảm thuế TNDN:
– Căn cứ Điều 15 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội quy định về các trường hợp giảm thuế khác;
– Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định về giảm thuế đối với các trường hợp khác;
– Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN:
+ Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 hướng dẫn về các trường hợp giảm thuế khác:
“1. DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của DN được giảm thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại Tiết a Điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế theo Khoản này.
2. DN sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số hướng dẫn tại Tiết b Điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.”
– Căn cứ Điểm 2.10 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC):
“2.10. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
a) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
– Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
– Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do DN tổ chức và quản lý.
– Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
– Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai
– Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho DN được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
b) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.”
* Về xác định ưu đãi thuế TNDN, hồ sơ miễn, giảm thuế TNDN:
– Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN:
+ Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 quy định về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN:
“1. Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với DNthực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế TNDN theo kê khai.
2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN nếu DN thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
+ Tại Điều 22 quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN:
“DN tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
– Căn cứ Điều 51 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hồ sơ và trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế:
“1. Các trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền được miễn thuế, giảm thuế:
a) Thuế TNDN: Người nộp thuế được hưởng ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế và thu nhập miễn thuế theo pháp luật thuế TNDN;
2. Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế:
a) Đối với thuế TNDN quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
a.1) Tờ khai quyết toán thuế;
a.2) Phụ lục thuế TNDN được hưởng ưu đãi;
a.3) Các tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn thuế, giảm thuế.
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
– Về ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư mở rộng:
Trường hợp Công ty có dự án đầu tư mở rộng đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (bao gồm mức thuế suất, thời gian miễn giảm nếu có) hoặc được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn hoặc lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN.
Trường hợp DN chọn hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn với dự án đang hoạt động.
Trường hợp DN có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
– Về các trường hợp giảm thuế TNDN:
Trường hợp Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của DN được giảm thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ; Công ty sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số thì được giảm thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Các khoản chi thêm cho lao động nữ và lao động là người dân tộc thiểu số nêu trên được xác định theo hướng dẫn tại Điểm 2.10 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
– Về xác định ưu đãi thuế TNDN, hồ sơ miễn, giảm thuế TNDN: các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với DN thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế TNDN theo kê khai.
Previous PostDịch vụ bảo trì phần mềm có chịu thuế GTGT?