Phân loại cấu trúc mã số thuế
Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho các tổ chức, cá nhân sau đây (gọi là đơn vị độc lập):
a.1) Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế;
a.2) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ thuế từ hoạt động kinh doanh;
a.3) Cá nhân chưa được hoặc không được cấp số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về căn cước công dân.
“h) Người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm thì được cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh tiếp theo của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Ngành thuế đang rà soát, làm sạch dữ liệu mã số thuế cá nhân. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc chuyển đổi mã số thuế phụ thuộc, đóng mã số phát sinh thủ tục hành chính khiến người dân vất vả thực hiện.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) có ý kiến khẳng định: Triển khai rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế (MST) cá nhân là nhiệm vụ chính trị quan trọng được Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo để hoàn thiện việc đồng bộ dữ liệu thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGDC) và làm sạch, thống nhất sử dụng mã định danh công dân thay co MST như Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 đã quy định.
Về chuyển đổi MST NPT thành mã số thuế người nộp thuế MST người nộp thuế (NNT).
Tại Điều 30 Luật Quản lý thuế quy định: Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Theo quy định nêu trên, khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế thì MST NPT đồng thời là MST của cá nhân dùng để kê khai, nộp thuế theo quy định; khi người phụ thuộc phát sinh tờ khai thuế thì MST của NPT sẽ được cơ quan thuế chuyển thành MST cá nhân mà không yêu cầu NNT phải làm thủ tục chuyển đổi với cơ quan thuế.
Về rà soát, chuẩn hóa NNT có nhiều MST, cơ quan thuế cho biết, đang triển khai rà soát, chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân, cơ quan thuế phát hiện các trường hợp một cá nhân (một mã số định danh) tương ứng với nhiều MST. Nguyên nhân do trước đây khi thay đổi thông tin cá nhân từ CMND hoặc Giấy khai sinh sang CCCD, NNT hoặc cơ quan chi trả không thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế mà thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu dẫn đến việc NNT được cấp nhiều MST.
Hiện nay, khi NNT thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu hoặc thay đổi thông tin đăng ký thuế thì các thông tin của NNT đều được truy vấn với CSDLQGDC trước khi lưu vào CSDL ngành thuế nên không còn tình trạng NNT được cấp nhiều MST như trước đây.
Tuy nhiên để tạo điều kiện cho NNT trong các trường hợp NNT trước đây đã được cấp nhiều MST, Tổng cục Thuế đang phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an chuyển đổi sang sử dụng mã số định danh cá nhân làm MST.
Trường hợp NNT có nhiều MST tương ứng với cùng một mã số định danh thì sau khi chuyển đổi thì số định danh sẽ hợp nhất nghĩa vụ của cá nhân, khi đó sẽ không còn tình trạng một cá nhân có nhiều MST.
“Trong giai đoạn rà soát, chuẩn hóa MST cá nhân, NNT cần cập nhật thông tin chính xác của các MST đang tồn tại và không phải thực hiện thủ tục để đóng, hủy các MST cấp cho các loại giấy tờ khác nhau của cùng một NNT”, cơ quan thuế lưu ý.