Khi doanh nghiệp phát sinh các khoản chi từ quỹ phúc lợi thì việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào và xác định chi phí được trừ được quy định như thế nào?

Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC nêu trên quy định:

“2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

– Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”

Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:

“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.”‘

Khoản 5, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC nêu trên quy định:

“5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”

Căn cứ các quy định nêu trên, Tổng cục thuế hướng dẫn bằng công văn 834/TCT-DNL như sau:

– Trường hợp Công ty cổ phần than Vàng Danh sử dụng sản phẩm do chính Công ty sản xuất ra hoặc hàng hóa do Công ty mua về với mục đích để bán, sau đó sử dụng một phần để cho, biếu, tặng cán bộ công nhân viên của Công ty trong dịp lễ, tết và trang trải bằng quỹ phúc lợi thì Công ty được kê khai khấu trừ thuế GTGT theo quy định và phải xuất hóa đơn, tính nộp thuế GTGT như trường hợp bán hàng hóa cho khách hàng.

– Trường hợp Công ty cổ phần than Vàng Danh sử dụng quỹ phúc lợi mua hàng hóa từ bên ngoài để cho, biếu, tặng cán bộ, công nhân viên của Công ty trong dịp lễ, tết không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Khi xuất hàng hóa nêu trên để cho, biếu, tặng cán bộ, công nhân viên, Công ty không phải lập hóa đơn và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Ngoài ra Tổng cục thuế có công văn 5305/TCT-DNL trả lời nội dung về khoản chi phí dùng từ quỹ phúc lợi như sau:

Tại Khoản 2 Điều 34 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp hướng dẫn:

“2. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ để phân bổ hao mòn một cách phù hợp theo nguyên tắc:

– Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì hao mòn được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh;

– Đối với TSCĐ hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hoặc nguồn kinh phí thì hao mòn được ghi giảm các quỹ, nguồn kinh phí hình thành TSCĐ đó.”

Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 63 Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về hạch toán Quỹ khen thưởng phúc lợi:

“đ) Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi của doanh nghiệp, kế toán ghi tăng TSCĐ và đồng thời được kết chuyển từ Quỹ phúc lợi (TK 3532) sang Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (TK 3533). Những TSCĐ này hàng tháng không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí mà cuối niên độ kế toán tính hao mòn TSCĐ một lần /một năm để ghi giảm Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.”

Theo đó, trường hợp Tập đoàn VNPT triển khai đầu tư xây dựng khu thể thao phục vụ cho người lao động làm việc tại VNPT bằng nguồn Quỹ phúc lợi của Tập đoàn thì Tập đoàn không trích khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply