Văn phòng đại diện có phải kê khai thuế giá trị gia tăng không? Cá nhân nào không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng?
- Văn phòng đại diện có phải kê khai thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định đối tượng chịu thuế như sau:
Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 có quy định người nộp thuế bao gồm:
Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Theo đó, căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC có nêu rằng:
Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
3. Khai thuế, nộp thuế:
…
d. Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này
Theo đó, văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh, không phát sinh doanh thu mà chỉ mang tính chất đại diện cho doanh nghiệp thì không phát sinh kê khai thuế giá trị gia tăng.
- Cá nhân nào không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
(1) Cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
(2) Cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:
– Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế;
– Quảng cáo, tiếp thị.
– Xúc tiến đầu tư và thương mại.
– Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
(3) Cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
(4) Cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
(5) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế 2014.
- Đối tượng nào phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ theo quy định Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, đối tượng phải nộp thuế GTGT bao gồm:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
…
Như vậy, đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh)
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (bao gồm trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: