Cá nhân không đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng với công ty  để thực hiện dịch vụ quảng cáo cho sản phẩm của công ty thì tiền thù lao nhận được từ hợp đồng nêu trên có tính chất tiền lương, tiền công.

– Căn cứ Thông tư 111/2013/ TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn:

+ Tại khoản 2 Điều 2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

“Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

…2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

…c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

…”

+ Tại khoản 2 Điều 7 quy định căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú:

“2. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

+ Tại khoản 1 Điều 25 quy định khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế:

“1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

…b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

… b.5) Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này.

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đọng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

…Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăngthuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết ”

– Căn cứ Điều 10 và Phụ lục I Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT, TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

+ Tại Điều 10 quy định căn cứ tính thuế

“Điều 10. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

  1. Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chỉ hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  1. Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này. ”

+ Tại Phụ lục I quy định danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh:

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
– Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí;

Các dịch vụ khác, thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

– Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

5% 2%

Công văn 8205/CTHN-TTHT Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

  1. Trường hợp Độc giả là cá nhân không đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng với Công ty CP thương mại và truyền thông thời đại để thực hiện dịch vụ quảng cáo cho sản phẩm của Công ty thì tiền thù lao nhận được từ hợp đồng nêu trên có tính chất tiền lương, tiền công theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Thuế TNCN đối với cá nhân trong trường hợp này thực hiện như sau:

– Trường hợp Độc giả là cá nhân cư trú nhận được tiền lương, tiền công từ việc ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì Công ty chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 và khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.

– Trường hợp Độc giả là cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng thì Công ty chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.

  1. Trường hợp Độc giả là cá nhân có đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng với Công ty CP thương mại và truyền thông thời đại để thực hiện dịch vụ quảng cáo cho sản phẩm của Công ty thì thu nhập mà Độc giả nhận được từ hợp đồng nêu trên được xác định là thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Độc giả xác định số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 10 và Phụ lục I Thông tư 40/2021/TT- BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT, TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply