Đối với các TSCĐ là xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe, du thuyền, tàu bay dân dụng thì được trích khấu hao như thế nào? Có được tính vào chi phí được trừ hay không? Các bạn cùng tham khảo bài viết sau:
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC
1. Xe ô tô có nguyên giá trên 1,6 tỷ đồng/xe
Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống không được tính vào chi phí được trừ (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô)
Ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô:
- Được đăng ký tên doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn
- Doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.
Bộ hồ sơ bao gồm:
- Hóa đơn giá trị GTGT
- Biên bản giao nhận xe ô tô.
- Hợp đồng, thanh lý.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Phải có ủy nhiệm chi và Giấy báo Nợ.
- Các biên lai thu phí, hóa đơn như: phí trước bạ, đăng ký biển số, bảo hiểm cho xe …
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống:
Giá trị còn lại | = | Nguyên giá thực mua TSCĐ | – | Khấu hao lũy kế của tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý |
Ví dụ: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng (trích khấu hao 6 năm, mỗi năm 1 tỷ đồng theo văn bản về khấu hao TSCĐ). Sau 1 năm, công ty tiến hành thanh lý xe ô tô này.
- Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng.
- Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng.
- Giá trị còn lại của xe: = 6 tỷ – 1 tỷ = 5 tỷ đồng
2. Du thuyền, tàu bay dân dụng
Phần trích khấu hao đối với tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận du lịch, khách sạn không được đưa vào chi phí được trừ.
Tàu bay dân dụng và du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch:
- Tàu bay, du thuyền được đăng ký và hạch toán trích khấu hao
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
3. Công văn tham khảo
Công văn 10362/CT-TTHT ngày 20 tháng 10 năm 2017
“Trường hợp Công ty theo trình bày kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, dự kiến mua du thuyền (phù hợp với quy định của pháp luật về hàng hải) sử dụng để phục vụ đưa đón du khách tham quan các điểm du lịch trên tuyến sông Sài Gòn tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp thì Công ty được trích khấu hao TSCĐ của du thuyền để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (đáp ứng điều kiện theo theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC)”
Công văn 26776/CT-TTHT ngày 04 tháng 5 năm 2018
“Trường hợp Công ty TNHH AJ Rent a Car Việt Nam được thành lập mà trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và không được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ; không được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 151/2014/TT-BTC.”
Tổng hợp bởi VinaTas – Đại lý Thuế