Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Vậy khi chuyển đổi loại hình mà DN còn nộp dư tiền thuế thì xử lý như thế nào?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN cho kỳ tính thuế năm 2022 đối với cá nhân là khi nào?
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
…
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
…
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế
Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán TNCN cho kỳ tính thuế năm 2022 đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng thứ 4 năm 2023 (30/4/2023).
Tuy nhiên, ngày 30/4/2023 rơi vào kỳ nghỉ lễ nên sẽ được dời sang ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, tức là vào ngày 04/5/2023.
- Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà nộp thừa thuế thu nhập thì được xử lý như thế nào?
Căn cứ Công văn 26215/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về chính sách thuế TNCN như sau:
Trường hợp Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động (để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn) thì thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Trường hợp sau quyết toán thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền châm nộp, tiền phạt phải nộp thì Văn phòng đại diện xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021, trường hợp được hoàn trả thì hồ sơ hoàn nộp thừa được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
Như vậy, theo quy định trên thì việc xử lý số thuế TNCN đã nộp thừa khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được thực hiện như sau:
– Trường hợp Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động (để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn) thì thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
– Trường hợp sau quyết toán thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền châm nộp, tiền phạt phải nộp thì Văn phòng đại diện xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
– Trường hợp được hoàn trả thì hồ sơ hoàn nộp thừa được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:
– Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
– Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.
– Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
+ Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019;
+ Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.
– Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Tờ khai bổ sung;
+ Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.
– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: