Công văn 1876/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan ban hành ngày 21/04/2023 hướng dẫn nội dung phân loại hồ sơ hoàn thuế

Căn cứ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 được nêu tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ, điểm d khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuê nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy dinh tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ, Điều 12 Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính.

Căn cứ Điều 73 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế:

“1. Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.

2.Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:

a) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu:

b) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;

c) Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;

d) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;

đ) Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;

e) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

g) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ.

3. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này”.

Căn cứ khoản 3 Điều 43 Luật hải quan số 54/2014/QH13 quy định chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp ưu tiên: được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế.

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định doanh nghiệp ưu tiên được hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được thực hiện nộp thuế cho tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Căn cứ Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, quy định phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế:

“1. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm d và điểm e khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý thuế.

2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, các hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau bao gồm:

a) Người nộp thuế trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Người nộp thuế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

c) Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

d) Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

đ) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu”.

Căn cứ Điều 26 Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan quy định:

“Căn cứ các quy định của pháp luật thuế và mức độ rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan phân loại hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và áp dụng biện pháp quản lý như sau:

  1. Rủi ro cao: Kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
  2. Rủi ro trung bình: Hoàn thuế trước, kiểm tra sau và thực hiện kiểm tra trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.
  3. Rủi ro thấp: Hoàn thuế trước, kiểm tra sau và thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế”.

DỊCH VỤ KIỂM TOÁN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply