Việc khai báo phần mềm nhập khẩu sau khi nhập máy móc, thiết bị phân loại theo máy chính được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan thì phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa;

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Hải quan thì trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 31/1/2015 của Bộ Tài chính thì người khai hải quan nhập khẩu máy liên hợp (gồm hai hay nhiều máy) hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được lựa chọn phân loại theo quy định tại Chú giải pháp lý 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại theo từng máy móc, thiết bị;

Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về việc khai báo, xác định trị giá hải quan đối với trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành không nhập khẩu cùng máy móc, thiết bị như sau:

“… d.2.1) Người khai hải quan thực hiện như sau:

d.2.1.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu trước khi nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo, xác định trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này, trong đó tại ô “Mô tả hàng hóa” phải khai báo phần mềm điều khiển, vận hành dùng cho máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu; tại ô “Mã số hàng hóa” phải khai báo mã số hàng hóa của máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu; xác định và khai báo trị giá hải quan của phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành. Khi nhập khẩu máy móc thiết bị, tại ô “Chi tiết khai trị giá” của tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan phải ghi rõ số tờ khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành;

d.2.1.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu sau khi nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo mã số, trị giá hải quan của phần mềm điều khiển, vận hành, phương tiện trung gian (nếu có) như quy định tại điểm d.2.1.1; tại ô “Chi tiết khai trị giá”, người khai hải quan ghi rõ số tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị…”.

Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/08/2019 của Bộ Tài chính quy định:

“5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu.

a) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong phương tiện trung gian để cài đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập khẩu:

a.2) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện trung gian.

c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.”

Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính có quy định các phương pháp phân bổ các khoản điều chỉnh như sau:

“a) Phân bổ theo số lượng;

b) Phân bổ theo trọng lượng;

c) Phân bổ theo thể tích;

d) Phân bổ theo trị giá hóa đơn.”

Công văn 2333/TCHQ-TXNK:

Trường hợp Công ty nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành như trình bày tại các công văn nêu trên (được ghi, lưu trữ trong đĩa CD), trong trị giá phần mềm có bao gồm phí bản quyền của phần mềm và dùng cho nhiều động cơ servo cùng dòng và phần mềm này cài đặt cho một động cơ xong có thể cài tiếp cho các động cơ khác cùng dòng thì trên cơ sở hồ sơ, chứng từ nhập khẩu người khai hải quan có thể lựa chọn một trong khác phương pháp phân bổ trị giá quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính để khai báo trị giá phần mềm nhập khẩu và phải đảm bảo nguyên tắc trị giá phần mềm phải được phân bổ hết cho động cơ servo nhập khẩu được cài đặt phần mềm điều khiển, vận hành. Việc xác định mã số HS của động cơ servo thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Công văn 6049/TCHQ-TXNK:

Trường hợp Công ty nhập khẩu máy liên hợp (gồm hai hay nhiều máy) hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 (gọi tắt là dây truyền) của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được phân loại, áp mã số theo máy chính theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 31/1/2015 của Bộ Tài chính thì phần mềm điều khiển, vận hành dùng cho một máy riêng lẻ trong dây truyền nhập khẩu sau khi nhập khẩu máy móc, thiết bị được khai báo mã số theo mã số của máy chính; tại ô “Chi tiết khai trị giá” ghi rõ số tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị trước đó. Trị giá hải quan xác định theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply