Hiện nay, các hoạt động giao thương với các nước về hàng hóa ngày càng tăng lên, nhu cầu xuất nhập khẩu theo đó cũng được đầu tư phát triển hơn. Vậy, thuế xuất nhập khẩu là gì?

  1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Như vậy, thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Theo đó, thuế xuất nhập khẩu có những vai trò cơ bản sau đây:

– Là cơ sở để nhà nước có thể kiểm soát số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với thị trường Việt Nam.

– Góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.

– Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.

– Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

– Giúp nhà nước cân bằng việc thanh toán quốc tế.

  1. Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thứ nhất, chỉ những hàng hóa vận chuyển qua biên giới hợp pháp là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, những trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu bao gồm: Hàng hóa hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt Nam, Hàng hóa hợp pháp theo quy định nhưng giao dịch không hợp pháp, Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hóa không hợp pháp.

Thứ hai, hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được mang qua biên giới:

– Các loại hàng hóa qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao đổi, tặng cho… là đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu. Biên giới ở đây được hiểu là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài đều là biên giới theo pháp luật thuế.

– Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới làm hàng hóa dịch chuyển qua biên giới Việt Nam do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và phải nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.

Thứ ba, thuế xuất khẩu nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hóa.

Cuối cùng, đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

  1. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế được quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 bao gồm các trường hợp sau đây:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Theo đó, các đối tượng không áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:

– Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.

– Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

– Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

– Dầu khí trả thuế tài nguyên cho nhà nước khi xuất khẩu.

  1. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế. Theo đó, tổ chức, cá nhân phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân là người trực tiếp đưa hàng hóa qua biên giới Việt Nam. Đó là chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam (Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay tại Khoản 2 Nghị định 87).

– Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước. (Tư cách pháp lý của chủ thể không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu).

Trên đây là quy định mới nhất của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là một nội dung quan trọng mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý và thực hiện tuân thủ.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply