Tháng 7/2023 tới đây sẽ có một loạt các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính có liên quan đến thuế, kế toán, kiểm toán sẽ chính thức được áp dụng. Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản từ 15/7/2023
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản sẽ thực hiện theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP từ ngày 15/7/2023 thay cho Nghị định 146/2016/NĐ-CP là một trong những chính sách mới về thuế, kế toán có hiệu lực tháng 7/2023
- Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi mới
Nghị định 26/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2023 quy định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, Nghị định ban hành kèm theo 04 phụ lục sau:
1- Phụ lục I – Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế.
2- Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế.
3- Phụ lục III – Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống, đã qua sử dụng.
4- Phụ lục IV – Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.
- Biểu thuế nhập khẩu thông thường từ 15/7/2023
Từ ngày 15/7/2023, Quyết định 15/2023/QĐ-TTg quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ có hiệu lực.
Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường ban hành kèm theo Quyết định này gồm:
+ Danh mục các mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại Phụ lục II Nghị định 26/2023/NĐ-CP.
+ Mức thuế suất thông thường áp dụng cho từng mặt hàng nêu trên.
Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường và không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi/ưu đãi đặc biệt thì thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định 26/2023/NĐ-CP.
- Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
Từ ngày 13/7/2023, quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước theo Quy định tại 08/2023/QĐ-KTNN gồm 04 bước:
– Chuẩn bị kiểm toán;
– Thực hiện kiểm toán;
– Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
– Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Nếu có các trường hợp phát sinh khác ngoài quy định của Quy trình này:
Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; tổ chức, cá nhân được ủy thác/thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên Kiểm toán Nhà nước phải báo cáo Kiểm toán trưởng/Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm toán xin ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
- Hướng dẫn kế toán áp dụng với VDB từ 01/7/2023
Thông tư 14/2023/TT-BTC quy định một số nội dung đặc thù về tài khoản kế toán, nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán; lập, trình bày Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất; chứng từ kế toán, sổ kế toán của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Cụ thể:
Về tài khoản kế toán:
– Danh mục hệ thống tài khoản kế toán và nội dung, kết cấu, phương pháp ghi chép một số tài khoản kế toán đặc thù của VDB thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 Thông tư này.
– VDB được mở thêm các tài khoản từ cấp 2 trở đi đối với những tài khoản không quy định tài khoản cấp 2, cấp 3 để phục vụ yêu cầu quản lý.
– Về báo cáo tài chính:
+ Hệ thống báo cáo tài chính của NHPT gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
+ Biểu mẫu báo cáo tài chính và hướng dẫn lập, trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của NHPT thực hiện theo Phụ lục II Thông tư này.
– Về chứng từ kế toán:
Được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo:
+ Đầy đủ nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán toán theo quy định;
+ Cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, đối chiếu, kiểm soát…
- Quy trình kiểm toán đối với vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, quy định 03 bước trong Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng bao như sau:
Bước 1: Phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng;
Bước 2: Xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Bước 3: Xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Quy trình này được áp dụng đối với:
– Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các cuộc kiểm toán, các Đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
– Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán;
– Tổ chức, cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
– Đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: