Luật Giá 2023 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 với nhiều nội dung mới đáng chú ý có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.

  1. 6 mặt hàng không áp dụng Luật Giá

Theo Điều 3, về cơ bản Luật Giá 2023 vẫn điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá.

  1. Trường hợp có quy định khác nhau về giá giữa Luật Giá và luật khác được ban hành trước ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
  2. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về quản lý, điều tiết giá khác với quy định tại Luật Giá thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Giá, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.
  3. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành có quy định bổ sung hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì phải đánh giá tác động chính sách; hàng hóa, dịch vụ đó phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; đồng thời quy định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm định giá, hình thức định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đó, xác định cụ thể về căn cứ, phương pháp định giá, việc ban hành văn bản định giá thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định tại Luật Giá, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.

(Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Luật Giá 2023)

Riêng 06 trường hợp đặc thù đã có Luật riêng điều chỉnh toàn diện thì thực hiện theo quy định tại luật chuyên ngành.

  1. Việc định giá của Nhà nước đối với một số mặt hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan như sau:

a) Giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai

b) Giá nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở

c) Giá điện và giá các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực

d) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;

e) Tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

(Khoản 4 Điều 3 Luật Giá 2023)

  1. Thay đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

Luật Giá 2023 đã lược bỏ các mặt hàng điện, muối ăn, đường ăn và bổ sung thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Cụ thể, danh mục bình ổn giá mới gồm 09 loại hàng hóa sau:

  1. Xăng, dầu thành phẩm.
  2. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
  3. Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
  4. Thóc tẻ, gạo tẻ.
  5. Phân đạm; phân DAP; phân NPK
  6. Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản
  7. Vắc – xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
  8. Thuốc bảo vệ thực vật.
  9. Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  1. Ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, bên cạnh 03 tiêu chí đã ghi nhận tại Luật Giá 2012, Luật Giá mới bổ sung thêm tiêu chí:

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

(điểm d Điều 21 Luật Giá 2023)

Điều này phù hợp với thực tiễn hiện nay, một số mặt hàng hiện đã được bổ sung tại các Luật chuyên ngành và sẽ được cập nhập tại Luật Giá sửa đổi.

Trên cơ sở đó, danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá đã được cập nhật tại Luật Giá với các Luật chuyên ngành để quy định đồng bộ tại Luật hiện hành.

Luật giá 2023 đã ban hành kèm theo Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá mà trước đây các Luật cũ không có.

Tại danh mục này, các loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá gắn với thẩm quyền và hình thức định giá được quy định cụ thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.

  1. Quy định cụ thể về biện pháp hiệp thương giá

Luật Giá 2023 đã quy định rõ phạm vi hiệp thương giá chỉ thực hiện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với vai trò trọng tài của Nhà nước.

Tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá:

– Không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; không thuộc trường hợp phải đấu thầu, đấu giá

– Có tính chất độc quyền mua hoặc bán mà bên mua, bên bán phụ thuộc nhau, khó thay thế được.

Các quy định cụ thể về biện pháp thương lượng giá tại Luật này thể hiện rõ tính chất thỏa thuận giữa các bên, trong đó có vai trò trung gian của cơ quan tổ chức.

Luật giá 2023 đã quy định rõ phạm vi áp dụng giá hiệp thương nhằm tránh các trường hợp lợi dụng mức giá hiệp thương để sử dụng cho các mục đích khác, không đúng với yêu cầu hiệp thương và vụ việc mua bán.

  1. Quy định cụ thể về biện pháp kê khai, niêm yết giá

Luật Giá 2023 giải thích rõ hơn về biện pháp kê khai, niêm yết giá mà trước đây chưa có quy định cụ thể:

– Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:

Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;

Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;

Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.

Nội dung kê khai giá gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.

Đối tượng kê khai giá là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đăng ký kinh doanh; thuộc danh sách do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.

– Niêm yết giá là hình thức công khai về giá. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng các hình thức: in, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng…

Tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành.

Đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply