Tổng cục Thuế nhận ban hành công văn hướng dẫn về việc vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính về nộp chậm tờ khai phí BVMT

Cơ sở pháp lý:

– Khoản 6 Điều 2, Điểm d Khoản 1 Điều 3 (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020), Điểm b Khoản 1 Điều 6, Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ: …

  1. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý”.

“2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 3 như sau:

Điều 5. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

  1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:…
  2. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng”.

“Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính:…

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:…
  2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.”

“Điều 10. Tình tiết tăng nặng:

  1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:…

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

  1. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng”.

– Điểm a Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng: “a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng”;

– Điểm đ Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng: “đ) Các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước”.

– Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 02 năm.

– Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định đăng ký, kê khai phí, lệ phí:

“1. Phạt cảnh cáo trong trường hợp vi phạm lần đầu đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí”.

Công văn 5973/TCT-PC Tổng cục thuế ngày 27/12/2023:

Phí BVMT là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, thuộc loại khai theo tháng nên người nộp phí phải khai hằng tháng. Người nộp phí phải kê khai, nộp Tờ khai chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Hành vi khai phí chậm là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP nêu trên. Do người nộp phí phải khai hàng tháng nên mỗi tháng khai chậm là một hành vi vi phạm nên người nộp phí sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, nếu còn thời hiệu xử phạt.

Trường hợp cùng một thời điểm (cùng ngày 10/11/2023), người nộp thuế chậm nộp 06 tờ khai phí BVMT của 06 tháng thì mỗi hành vi chậm nộp tờ khai phí của từng tháng là một hành vi vi phạm và còn trong thời hiệu xử phạt. Các hành vi chậm nộp tờ khai phí nêu trên được xử lý như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm nộp Tờ khai phí BVMT tháng 4 năm 2023 (lần đầu) theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

– Phạt tiền đối với từng hành vi chậm nộp Tờ khai phí BVMT của tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2023 theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, không áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần” đối với các trường hợp này.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply