1. Về quy định những người không được làm kế toán

          Tại khoản 4 Điều 52 Luật Kế toán 2015 quy định một trong những người không được làm kế toán như sau: “Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định”.

          Tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định một trong những người không được làm kế toán như sau: “Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

          Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định: “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán là người quản lý doanh nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; là thành viên Ban giám đốc (Ban tổng giám đốc) hợp tác xã theo quy định của pháp luật hợp tác xã; là người đứng đầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh đơn vị kế toán ký kết giao dịch của đơn vị theo quy định.”

          Tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

          Căn cứ vào các quy định nêu trên thì trừ một số trường hợp được pháp luật quy định, người làm kế toán trưởng không được kiêm chức danh quản lý, điều hành, kiêm thủ kho, kiêm nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản tại cùng một đơn vị kế toán. Như vậy, việc Quý công ty bổ nhiệm người làm vị trí Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng, kiêm quản lý bộ phân kho – cung ứng mua sắm hàng hóa là sai với quy định của pháp luật.

  1. Về việc xử phạt vi phạm quy định về tiêu chuẩn người làm kế toán

          Tại khoản 2b Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018  quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán như sau:

          “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán;…”

Tình huống: Công ty tôi là công ty cổ phần, là Công ty đại chúng, đang lập hồ sơ xin giao dịch trên sàn Upcom. Tuy nhiên, vừa qua Công ty tôi có bổ nhiệm người làm vị trí Phó Tổng giám đốc nhưng kiêm Kế Toán trưởng, kiêm quản lý bộ phận kho – cung ứng mua sắm hàng hóa.

Theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định về trường hợp những người không được làm kế toán: “3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Tôi muốn hỏi, Công ty tôi có vi phạm quy định về tiêu chuẩn của người làm kế toán hay không? Nếu vi phạm thì có bị xử phạt hay không?

Trường hợp doanh nghiệp bố trí người làm kế toán trưởng thuộc trường hợp mà pháp luật quy định không được làm kế toán thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2b Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP nêu trên.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply