Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế và thông báo cho người nộp thuế và tiến hành giải quyết hồ sơ hoàn thuế trong thời hạn theo quy định.
- Các trường hợp hoàn thuế
Điều 70 Luật quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp hoàn thuế như sau:
- Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách nhà nước.
- Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thế nào?
Theo Điều 33 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế như sau:
(1) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế là hồ sơ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu. Các trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp hoàn theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ dự án đầu tư;
- Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
- Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chương trình, dự án ODA viện trợ không hoàn lại;
- Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức nước ngoài.
+ Hoàn thuế lần đầu theo quy định của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Hoàn thuế lần đầu đối với từng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;
Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế, hoặc hành vi trốn thuế quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế thì:
Những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
Trường hợp phát hiện những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, người nộp thuế có hành vi khai sai đối với hồ sơ hoàn thuế, hành vi trốn thuế quy định tại Điều 142, Điều 143 Luật Quản lý thuế thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế theo đúng thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế.
– Hồ sơ hoàn thuế khi giao và chuyển giao (đối với doanh nghiệp nhà nước), giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán đối với tổ chức, doanh nghiệp;
Trường hợp người nộp thuế theo quy định tại điểm này thuộc diện kiểm tra quyết toán thuế để chấm dứt hoạt động, đã xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì cơ quan thuế giải quyết hoàn trả trên cơ sở kết quả kiểm tra, không phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
– Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
– Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;
– Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
(2) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại (1) mục này.
- Mục đích của việc phân loại hồ sơ hoàn thuế
– Để đảm bảo hài hòa 2 mục tiêu trong quản lý thuế:
- Giải quyết hoàn thuế nhanh chóng, chính xác.
- Quản lý chặt chẽ và ngăn ngừa, chống gian lận thuế.
– Đối với những đối tượng rủi ro cao thì thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận thuế.
– Đối với những đối tượng tuân thủ quy định pháp luật về thuế tốt, ít rủi ro thì hoàn thuế trước, kiểm tra sau để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, góp phần khuyến khích người nộp thuế tuân thủ tốt pháp luật về thuế.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: