Biết mức giảm trừ gia cảnh 2023 không chỉ giúp người nộp thuế biết được mình được giảm trừ bao nhiêu mà còn biết được bản thân có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không.

  1. Mức giảm trừ gia cảnh 2023 có thay đổi gì không?

Mức giảm trừ gia cảnh 2023 được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14: Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Mức giảm trừ gia cảnh này được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020, theo đó, mức giảm trừ gia cảnh 2023 không có gì thay đổi so với trước.

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Giảm trừ gia cảnh gồm 02 khoản sau đây:

(1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (đây là khoản giảm trừ mà người nộp thuế là cá nhân cư trú đương nhiên được giảm trừ).

(2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Nói cách khác, ngay cả khi có đối tượng người phụ thuộc nhưng không đăng ký thì không được giảm trừ.

  1. Đối tượng, điều kiện và hồ sơ chứng minh người phụ thuộc

2.1. Người phụ thuộc gồm những ai?

Điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau:

(1) Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của chồng, con riêng của vợ, cụ thể gồm:

– Con dưới 18 tuổi (trường hợp này tính đủ theo tháng).

– Con từ 18 tuổi trở lên mà bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập đó không vượt quá 01 triệu đồng.

(2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng đủ điều kiện (theo quy định tại mục 3.2).

(3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha chồng, mẹ chồng (hoặc cha vợ, mẹ vợ); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện (theo quy định tại mục 3.2).

(4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện (theo quy định tại mục 3.2), bao gồm:

– Chị ruột, anh ruột, em ruột của người nộp thuế.

– Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của chị ruột, anh ruột, em ruột.

– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Điều kiện để trở thành người phụ thuộc

Điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân thuộc đối tượng (2), (3), (4) được tính là người phụ thuộc khi đáp ứng các điều kiện sau:

Trường hợp 1: Người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

(Người khuyết tật, không có khả năng lao là người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động như bệnh AIDS, suy thận mãn, ung thư,…).

Điều kiện 2: Không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

Trường hợp 2: Người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

2.3. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc

Khi đủ điều kiện trở thành người phụ thuộc thì người nộp thuế cần chuẩn bị hồ sơ chứng minh và đăng ký.

  1. Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập (nếu có ủy quyền) hoặc người nộp thuế trực tiếp đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế theo hình thức online hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế.

Căn cứ theo khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC hồ sơ đăng ký người phụ thuộc như sau:

3.1. Cá nhân đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế

– Tờ khai đăng ký thuế Mẫu 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.

– Nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì cần thêm: Bản sao Thẻ căn cước công dân/bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực.

– Nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi thì cần thêm: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

– Nếu người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài thì cần thêm: Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực.

3.2 Công ty đăng ký người phụ thuộc cho người lao động

Người lao động sẽ ủy quyền cho công ty đăng ký thuế cho người phụ thuộc trình tự, hồ sơ như sau:

Bước 1: Người lao động nộp các mẫu sau cho công ty:

– Văn bản ủy quyền đăng ký người phụ thuộc.

– Giấy tờ của người phụ thuộc:

Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;

Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi;

Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

– Hồ sơ chứng minh người phu thuộc.

Bước 2: Công ty nộp Mẫu 20-ĐK-TH-TCT (Mẫu 02TH) qua mạng:

– Doanh nghiệp các bạn phải có Chữ ký số nhé (Token).

– Có thể khai trực tiếp trên thuedientu.gdt.gov.vn hoặc tải bảng kê Excel vào phần mềm HTKK, rồi kết xuất XML để nộp qua thuedientu.gdt.gov.vn.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply