Quyền lợi của người lao động như tiền lương, tiền BHXH… luôn là vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn thắc mắc về quy định đóng BHXH bắt buộc. Đặc biệt là trong quá trình thử việc, người lao động có phải đóng BHXH không?

Người lao động trong thời gian thử việc không cần đóng bảo hiểm (trừ trường hợp ký hợp đồng lao động có nội dung thử việc, với thời hạn từ 01 tháng trở lên). Tuy nhiên khi nhận tiền lương sẽ được nhận thêm một khoản tiền bằng với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Để tìm hiều kỹ về tình huống trên, các bạn hãy tham khảo tình huống được Cục thuế TP.HCM giải đáp cho DN trên trang Hệ thống đối thoại doanh nghiệp nhé.

Câu hỏi:

Công ty và người lao động ký kết thư mời nhận việc, trong đó ghi thời gian thử việc là 2 tháng và mức lương thử việc bằng 100% lương chính thức. Không đề cập đến BHXH -BHYT- BHTN. Sau thời gian thử việc, nếu người lao động đạt yêu cầu thì công ty ký HĐLĐ và bắt đầu đóng BHXH-BHYT-BHTN. Vậy xin hỏi công ty có phải hoàn trả BHXH-BHYT-BHTN trong thời gian thử việc vào lương cho NLĐ hay không?

Trả lời:

– Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019:

“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.”

– Theo quy định tại điểm a, điểm b, Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

– Theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

– Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Căn cứ các quy định nêu trên thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận ghi nhận nội dung thử việc bằng một trong hai cách thức sau:

(1) Thỏa thuận ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động. Khi đó, các nội dung của hợp đồng lao động mà hai bên giao kết phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó có nội dung quy định về “bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp”.

Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng”. Do đó, trường hợp hai bên thỏa thuận ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động thì thời hạn hợp đồng lao động phải từ đủ 01 tháng trở lên, khi đó người lao động sẽ thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ điều kiện theo quy định của Luật Việc làm năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014.

Trường hợp người lao động không đủ điều kiện (không thuộc diện/đối tượng) tham gia các khoản bảo hiểm bắt buộc theo các quy định nêu trên thì người sử dụng lao động phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019.

(2) Thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Khi đó, các nội dung của hợp đồng thử việc mà hai bên giao kết phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 trong đó không có nội dung quy định về “bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp”.

Do vậy, trong trường hợp này người sử dụng lao động không phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019.

Nguồn: Hệ thống đối thoại doanh nghiệp

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply