Người lao động rất quan tâm đến vấn đề tiền lương của mình được trả theo hình thức lương gross hay lương net. Để tìm hiểu các quy định liên quan đến lương gross và lương net. Các bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé.

  1. Phân biệt lương gross và lương net?

Lương gross và lương net là 2 khoản tiền lương có mối liên hệ mật thiết với nhau, được các nhà tuyển dụng sử dụng trong các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người lao động. Việc lựa chọn nhận lương theo lương gross hay lương net không làm thay đổi mức thu nhập thực tế của người lao động.

Dưới đây là một số tiêu chí phân biệt lương gross và lương net:

Tiêu chí phân biệt Lương gross Lương net
Khái niệm Là tổng tiền lương của người lao động (NLĐ) mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) chi trả mỗi kì trả lương chưa trừ các khoản tiền bảo hiểm, tiền thuế TNCN. Là tiền lương thực nhận của người lao động mỗi kì trả lương, không bị trừ thêm tiền đóng bảo hiểm, tiền thuế TNCN.
Về bảo hiểm và thuế Bao gồm:

– BHXH (8%)

– BHYT (1,5%)

– BHTN (1%)

– Thuế TNCN (nếu có)

Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN
Chủ thể ưa chuộng Người lao động Người sử dụng lao động
Ưu điểm Người lao động có thể chủ động tính toán đối với mức lương thực nhận của mình Người lao động được nhận đúng số tiền đã thỏa thuận với người sử dụng lao động. Các khoản bảo hiểm, thuế TNCN sẽ do người sử dụng lao động tự trích ra và thanh toán.
Nhược điểm Người lao động phải chủ động tính toán các khoản bảo hiểm mà mình đã đóng để tránh bị người sử dụng lao động tính sai. Đồng thời, người lao động cũng cần chủ động cập nhật các quy định về việc đóng các khoản tiền nêu trên. Các quyền lợi về bảo hiểm của người lao động có thể thấp hơn mức quy định vì người sử dụng lao động có quyền quyết định mức đóng trong trường hợp này
  1. Hướng dẫn cách tính lương gross sang net đơn giản và hiệu quả?

Nếu người lao động nhận lương gross thì việc tính lương net sẽ được tính như sau:

Dựa trên khái niệm của lương gross và lương net, có thể thấy được rằng lương gross và lương net có mối quan hệ với nhau. Ta có thể tính lương gross sang net và ngược lại theo công thức:

Lương gross = Lương net + (BHXH + BHYT + BHTN) + Thuế TNCN (nếu có)

Lương net = Lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN nếu có)

Trong đó:

– Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được quy định như sau:

+ Bảo hiểm xã hội: 8%

+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%

+ Bảo hiểm y tế: 1,5%

– Đối với thuế TNCN:

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Khoản giảm trừ) * Thuế suất

+ Các khoản được miễn có thể kể đến như: Tiền bồi thường tai nạn lao động; phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn tiền lương làm việc ban ngày; tiền lương hưu;…

+ Các khoản giảm trừ gồm: Giảm trừ gia cảnh với bản thân người lao động: 11 triệu đồng/tháng; Giảm trừ gia cảnh với một người phụ thuộc: 4,4, triệu đồng/tháng; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học; Thuế suất: Thuế TNCN được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

  1. Mức lương tối thiểu vùng theo quy định mới nhất 2023?

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

– Mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng được quy định như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

– Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 38/2022/NĐ-CP

– Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply