Dịch vụ cho thuê phần mềm là loại hình dịch vụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, không phải đơn vị vào cũng nắm rõ quy định về thuế đối với dịch vụ cho thuê phần mềm. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu quy định về dịch vụ cho thuê phần mềm chịu thuế như thế nào nhé.

  1. Dịch vụ cho thuê phần mềm là gì?

Hiện nay, khái niệm về dịch vụ cho thuê phần mềm còn tương đối mơ hồ và chưa được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản pháp luật. Từ trước đến nay, dịch vụ cho thuê phần mềm đã được triển khai khá nhiều. Ví dụ như thuê đường truyền Internet, hosting,…

Dịch vụ cho thuê phần mềm là hình thức hoạt động hiệu quả, tiện lợi và tiết kiệm được chi phí so với khi phải mua phần mềm như trước đây. Với nhu cầu thuê phần mềm ngày càng cao thì các doanh nghiệp còn đang loay hoay không biết dịch vụ cho thuê phần mềm chịu thuế như thế nào? Có phải chịu thuế GTGT và TNDN không? Tìm hiểu ngay dưới đây

  1. Dịch vụ cho thuê phần mềm có chịu thuế GTGT hay không?

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trong trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc và thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng không chịu thuế GTGT là dịch vụ phần mềm. Dịch vụ phần mềm không bao gồm dịch vụ cho thuê phần mềm. Do vậy, dịch vụ cho thuê phần mềm sẽ chịu thuế GTGT 10%.

  1. Dịch vụ cho thuê phần mềm có chịu thuế TNDN hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 78/2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, áp dụng cho:

(1) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, khu kinh tế, khu công nghệ cao, kể cả khu CNTT tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước/điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác cho Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.

Theo quy định trên thì thu nhập được hưởng ưu đãi về thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

Như vậy, các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ cho thuê phần mềm vẫn phải chịu thuế suất TNDN bình thường (mức thuế suất 20%) và không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.

  1. Dịch vụ cho thuê phần mềm có phải là hoạt động công nghiệp phần mềm không?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn luật công nghệ thông tin về hoạt động công nghiệp phần mềm như sau:

Hoạt động công nghiệp phần mềm

2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

a) Phần mềm hệ thống;

b) Phần mềm ứng dụng;

c) Phần mềm tiện ích;

d) Phần mềm công cụ,

đ) Các phần mềm khác.

3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;

g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

i) Các dịch vụ phần mềm khác.

Dịch vụ cho thuê phần mềm không phải là dịch vụ phần mềm.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply