Có được ủy nhiệm xuất hóa đơn cho bên thứ 3 không, hãy cùng tìm hiểu về quy định này thông qua bài viết ngay dưới đây.

1. Có được ủy nhiệm xuất hóa đơn cho bên thứ 3 không?

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ 3 là bên có quan hệ liên kết xuất hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo khoản 7 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).

Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhấn mạnh, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua  kể cả hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.

Và khoản 7 Điều này quy định rõ, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thì được ủy nhiệm cho bên thứ 3 lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Theo đó, hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ 3 lập vẫn phải thể hiện đơn vị bán là doanh nghiệp, tổ chức ủy nhiệm.

Việc ủy nhiệm phải được xác lập bằng văn bản giữa 02 bên với đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm gồm:

– Mục đích ủy nhiệm;

– Thời hạn ủy nhiệm;

– Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm.

Đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ.

2. Điều kiện ủy nhiệm cho bên thứ 3 lập hóa đơn

Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn điều kiện để được ủy nhiệm cho bên thứ 3 lập hóa đơn như sau:

– Phải là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác (không áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như trước đây).

– Bên thứ ba phải là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không đang trong thời gian ngừng sử dụng hóa đơn theo Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

– Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản (hợp đồng/thỏa thuận) giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm và thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Đối chiếu với quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, quan hệ liên kết được hiểu là quan hệ giữa:

– Các bên tham gia trực tiếp/gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp;

– Các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp/gián tiếp bởi một tổ chức/cá nhân;

– Các bên cùng có một tổ chức/cá nhân tham gia góp vốn;

– Các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.

Căn cứ vào các quy định trên, không phải trong mọi trường hợp, doanh nghiệp, tổ chức đều được ủy nhiệm cho bên thứ 3 lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của mình.

Theo đó, điều kiện bắt buộc là bên thứ 3 được ủy nhiệm phải là bên có quan hệ liên kết với doanh nghiệp, tổ chức ủy nhiệm.

3. Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc ủy nhiệp lập hóa đơn như sau:

(1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ.

Quan hệ liên kết được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

(2) Việc ủy nhiệm lập hóa đơn phải được lập bằng văn bản (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.

(3) Việc ủy nhiệm hóa đơn phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

(4) Hóa đơn điện tử do tổ chức được ủy nhiệm lập là hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế và phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên.

(5) Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm niêm yết trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết về việc ủy nhiệm lập hóa đơn.

Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên thì bên ủy nhiệm, bên nhận ủy nhiệm hủy các niêm yết, thông báo trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ủy nhiệm lập hóa đơn

(6) Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ để chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

(7) Bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm lập hóa đơn điện tử ủy nhiệm theo đúng thực tế phát sinh, theo thỏa thuận với bên ủy nhiệm và tuân thủ nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn theo quy định.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply