Có nhiều lý do làm cho người bán hàng phải chấp nhận việc bán hàng bằng thậm chí là thấp hơn giá vốn hàng bán. Vậy có được bán hàng thấp hơn giá vốn không ?
Theo quy định tại Điều 11 Luật giá Việt Nam số 11/2012/QH13 về quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
“…1. Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá…”
Theo Điều 50 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nêu các trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế trong đó:
“1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
…
đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;...”
=> Theo quy định nêu trên, doanh nghiệp có quyền tự xác định giá mua và giá bán cho các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Tuy nhiên, giá bán của doanh nghiệp cần phải tuân thủ giá thị trường, trừ khi có quy định riêng về giá bán đối với một số hàng hóa do nhà nước quy định. Theo quy định của Luật quản lý thuế, trong trường hợp đoàn kiểm tra thuế có bằng chứng để chứng minh rằng giá bán của doanh nghiệp không phù hợp với giá thị trường thì Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế.
Khi giá bán của một số mặt hàng thấp hơn giá vốn do các nguyên nhân như: doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại, giảm giá, hoặc sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc chất lượng sản phẩm giảm sút, doanh nghiệp cần cung cấp hồ sơ giải trình cụ thể nhằm chứng minh việc bán hàng thấp hơn giá vốn là có cơ sở hợp lý và tuân thủ quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xác định giá bán và giải trình giá thấp hơn giá vốn của hàng hóa là một vấn đề quan trọng đòi hỏi sự hiểu biết và tuân thủ các quy định. Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Các nguyên nhân khiến doanh nghiệp bán hàng thấp hơn giá thị trường có thể bao gồm:
– Hàng hóa bị giảm phẩm chất do quá trình sinh hóa tự nhiên
– Giảm giá hàng bán do lỗi quy cách, không đúng chủng loại, kém chất lượng dẫn đến yêu cầu giảm giá từ khách hàng.
– Doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mại, chiết khấu thương mại, giảm giá để tạo động lực tiêu thụ.
– Giảm giá để giải quyết hàng tồn kho không phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường.
– Chiến lược doanh nghiệp chủ động bán hàng với mức lỗ nhằm đạt các mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, chuyển giá, tối ưu hóa thuế….
Rủi ro thường gặp:
– Nếu chứng minh bán giảm giá là do thiếu đăng ký chương trình khuyến mãi thì bị truy thu thuế GTGT.
– Nếu cơ quan thuế chứng minh bán nhiều giá không phải là giá thị trường thì cơ quan thuế sẽ ấn định thuế theo quản lý thuế tại Điều 50, bị truy thu thuế GTGT và thuế TNDN (thông thường bán thấp hơn giá vốn)
– Trường hợp hàng hóa bị giảm chất lượng thì doanh nghiệp cần có hồ sơ để chứng minh.
Phương án giải trình:
– Trường hợp doanh nghiệp muốn đẩy hàng tồn mà bán giá thấp hơn giá bán trước đó thì đây là hình thức khuyến mại, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục Thông báo khuyến mại.
– Đối với hàng hóa gần hết hạn sử dụng, doanh nghiệp bán hàng bằng hình thức bán giá thấp hơn giá bán trước đó thì được áp dụng chương trình khuyến mại nếu chương trình khuyến mại của công ty không thuộc các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại theo quy định tại Luật Thương mại và mức giảm giá không vượt quá mức tối đa theo quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
– Trường hợp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới mà chấp nhận bán giá thấp hơn giá vốn sẽ dựa vào chính sách/kế hoạch/các quyết định kinh doanh của DN có xác nhận của Giám đốc/Hội đồng thành viên, tuy nhiên điều này có rủi ro sẽ bị cơ quan thuế chất vấn khi quyết toán thì doanh nghiệp cân nhắc để giải trình.
– Đối với hàng hóa bị hư hỏng:
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)..”
Lưu ý: Ngoài những hồ sơ như trên cần phải thành lập hội đồng quyết định hủy hoặc quyết định thanh lý.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: