Trích trước chi phí là việc doanh nghiệp trích trước một khoản chi  phí đưa vào trong kỳ, khi phát sinh khoản chi phí này thông thường làm cho kế toán bối rối trong quá trình hạch toán cũng  như theo dõi khoản chi phí đã phát sinh.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 335 – Chi phí phải trả:

Tài khoản 335 dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

Bên cạnh đó, tài khoản 335 còn phản ánh cả các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước, như:

– Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.

– Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).

– Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán.

Trong các doanh nghiệp, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có những nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ hoặc có các khoản công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán theo đơn vị tiền tệ thống nhất là “Đồng” Việt Nam. Vì thế các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá khi thanh toán.

Vậy thì chênh lệch tỷ giá đối với các khoản chi phí trích trước có được trừ không? Cùng tham khảo tình huống dưới đây nhé.

Nội dung hỏi:

Rất cảm ơn Quý Cục thuế đã nhiệt tình giải đáp cho đơn vị chúng tôi suốt thời gian vừa qua, các hướng dẫn và giải thích đã giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý và kiểm soát các vấn đề liên quan đến thuế tại đơn vị.

Liên quan đến chi phí trích trước, ngân hàng chúng tôi xin được nêu thắc mắc sau: hàng năm chúng tôi có thực hiện trích trước khoản chi phí quản lý kinh doanh (QLKD) do Ngân hàng mẹ phân bổ cho Chi nhánh (cơ sở thường trú ở Việt nam). Số tiền trích trước và số tiền chi phí thực tế được ghi nhận theo đơn vị tiền tệ kế toán USD (chúng tôi được chấp thuận cho phép sử dụng đồng Ðô là Mỹ làm đồng tiền hạch toán kế toán).

Theo quy định tại Khoản 2.20 Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc kê khai thuế TNDN đối với chi phí trích trước, Ngân hàng đã tính toán xác định số chi phí thực tế phát sinh và ðiều chỉnh kê khai thuế TNDN theo quy định vào nãm phát sinh chi phí thực tế.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp, tại thời điểm trích trước (cuối năm tài chính) và thời điểm khoản trích trước này phát sinh thực tế thanh toán (vào năm tài chính tiếp theo) sau khi có đầy đủ chứng từ thanh toán và số tiền thanh toán thực tế, Ngân hàng thực hiện hạch toán quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế theo 02 thời điểm tương ứng trên. Do thời điểm trích trước chi phí và thời điểm thanh toán chi phí thực tế có năm tài chính khác nhau, nên phát sinh phần chênh lệch tỷ giá khi quy đổi ra VND.

Kính mong Cục Thuế hướng dẫn, khoản chênh lệch tỷ giá chi phí QLKD giữa 02 thời điểm (thời điểm ghi nhận trên báo cáo tài chính phát sinh chi phí trích trước và thời điểm phát sinh chi phí thực tế) có được phép tính vào chi phí được khấu trừ cho mục đích kê khai thuế TNDN không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) quy định các khoản thu được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Căn cứ theo quy định trên thì về nguyên tắc, chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Trường hợp, trong năm ngân hàng chưa chi khoản chi phí quản lý kinh doanh cho Công ty mẹ ở nước ngoài thì ngân hàng không được trích trước tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tham khảo tình huống trên tại đường link sau:

https://doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn/index.php/cauhoi/xemcauhoi/19897

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply