Chi phí phân bổ trong thời gian ngừng sử dụng phần mềm thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:

+ Tại Điều 3 quy định tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau:

“1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

  1. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh, nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

…”

+ Tại khoản 3 Điều 5 quy định về nguyên tắc quản lý tài sản cố định.

“3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.”

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

+ Tại khoản 1 Điều 4 quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…”

+ Tại khoản 2 Điều 4 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

…”

Công văn 1361/CTTPHCM-TTHT hướng dẫn về chi phí được trừ:

Theo trình bày của Công ty TNHH Kiến Vương thì Công ty có ký hợp đồng với Công ty TNHH phần mềm FAST để mua phần mềm kế toán. Công ty đã nhận hóa đơn GTGT và thực hiện thanh toán đầy đủ qua ngân hàng cho Công ty TNHH phần mềm Fast. Sau thời gian triển khai và đưa vào sử dụng Công ty thấy không hiệu quả nên đã quyết định ngừng sử dụng và gỡ cài đặt phần mềm. Phần chi phí mua phần mềm kế toán Fast Cục Thuế có ý kiến như sau:

Trường hợp Công ty xác định phần mềm kế toán là tài sản cố định vô hình theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2014/TT-BTC và đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì trong thời gian đưa vào sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty phải thực hiện trích khấu hao đối với TSCĐ vô hình này đối với phần trích khấu hao trong thời gian Công ty không còn sử dụng phần mềm thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Trường hợp Công ty xác định phần mềm kế toán không thỏa mãn tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình theo hướng dẫn tại Thông tư 45/2013/TT-BTC thì chi phí mua phần mềm được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định. Đối với phần chi phí phân bổ trong thời gian ngừng sử dụng phần mềm thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply