Hiện nay, dịch vụ chuyển phát đang được phổ biến nhất hiện nay bởi tính tiện lợi, nhanh chóng. Vậy chuyển phát nhanh được hiểu thế nào? Nếu thực hiện dịch vụ chuyển phát nhanh thì có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?

  1. Dịch vụ chuyển phát nhanh có thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT không?

Tại khoản 10 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT

  1. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến).
  2. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:

Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định thuế suất 0% như sau:

Thuế suất 0%

  1. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định thuế suất 10% như sau:

Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Tại Công văn 1089/CT-TTHT năm 2016 có hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ chuyển phát nhanh chiều từ nước ngoài vào Việt Nam như sau:

Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh (Dịch vụ bưu chính) chiều từ nước ngoài vào Việt Nam thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, dịch vụ chuyển phát nhanh chiều từ Việt Nam ra nước ngoài không phân biệt cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất hay doanh nghiệp trong nước áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%. Trường hợp dịch vụ chuyển phát nhanh từ nước ngoài có phát sinh các chi phí lưu kho, hun trùng, kiểm tra văn hóa, đóng gói tại Việt Nam thì áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

Như vậy, dịch vụ chuyển phát nhanh chiều từ nước ngoài vào Việt Nam là đối tượng không phải nộp thuế GTGT.

Tuy nhiên đối với dịch vụ chuyển phát nhanh chiều ngược lại là từ Việt Nam ra nước ngoài thì phải chịu thuế suất thuế GTGT là 10%.

Lưu ý: Thuế suất 10% áp dụng cho dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều từ Việt Nam ra nước ngoài sẽ bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan.

  1. Trường hợp nào không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng?

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP có quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

– Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:

+ Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế);

+ Quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại;

+ Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

+ Đào tạo;

+ Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.

– Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp:

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

  1. Thuế giá trị gia tăng được xác định vào thời điểm nào?

Tại Điều 5 Nghị định 209/2013/NĐ-CP có quy định thời điểm xác định thuế GTGT như sau:

(1) Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa:

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(2) Thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ:

Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(3) Thời điểm xác định thuế GTGT đối với một số trường hợp đặc thù: do Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply