Thuế thu nhập doanh nghiệp – CIT (Corporate Income Tax) là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của tổ chức, pháp nhân. Ở các quốc gia trên thế giới, loại thuế này có thể có các tên gọi khác nhau như thuế công ty (Corporate Tax), thuế lợi tức (Profit Tax), thuế lợi tức công ty (Corporate Profit Tax).
- Vai trò của CIT
CIT – Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế đóng nhiều vai trò quan trọng, trong đó nổi bật nhất là ba vai trò sau đây:
Thứ nhất, CIT thuế TNDN là công cụ điều tiết hoạt động kinh tế. Nhà nước thông qua các chính sách về thuế suất, kỹ thuật tính thuế và quản lý thuế từ đó có thể kích thích hoặc hạn chế đầu tư tạo ra tác động chuyển dịch trong cơ cấu ngành, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.
Thứ hai, thuế CIT đảm bảo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Vai trò này đặc biệt nổi bật ở các quốc gia đang phát triển.
Thứ ba, thuế CIT là công cụ giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý tài chính, lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc quản lý doanh thu, chi phí để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Các quy định về CIT thuế TNDN tại Việt Nam
2.1. Người nộp CIT
Người nộp thuế CIT là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/06/2013).
2.2. Kê khai thuế CIT
Kỳ tính thuế CIT được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính (điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020). Doanh nghiệp được tạm nộp thuế theo quý mà không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính. Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 quy định hồ sơ quyết toán năm có thời hạn kê khai là ngày cuối cùng của tháng thứ ba kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Ngoài kỳ kê khai thường gặp là năm tài chính, thuế CIT đối với các trường hợp đặc biệt sẽ có các kỳ kê khai khác, cụ thể:
Thuế CIT khai theo từng lần phát sinh thì thời hạn kê khai là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh thu nhập. (Khoản 3 Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14).
Doanh nghiệp phải kê khai thuế CIT đối với thu nhập theo tỷ lệ theo quy định của pháp luật. Trường hợp thu nhập phát sinh nhiều lần mỗi tháng thì doanh nghiệp được kê khai theo tháng. Các thu nhập này theo quy định tại Điểm e, n, o, p Khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP bao gồm:
+ Thuế CIT đối với thu nhập của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lãnh thổ Việt Nam khi bên Việt Nam thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài;
+ Thuế CIT hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
+ Thuế CIT đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn tại Việt Nam của nhà thầu nước ngoài;
+ Thuế CIT đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
Thuế CIT quyết toán trong trường hợp tái tổ chức, chuyển đổi loại hình, giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp thì thời hạn kê khai chậm nhất ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định tái tổ chức, chuyển đổi loại hình, giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. (Khoản 4 Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14).
2.3. Nộp thuế CIT
Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 55 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019 là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Riêng đối với với trường hợp tạm nộp thuế CIT theo quý, thời hạn chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30/10/2022 quy định tổng số thuế CIT đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế CIT phải nộp theo quyết toán năm.
Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế CIT quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
- Phương pháp tính thuế CIT
Thuế CIT phải nộp được doanh nghiệp xác định theo công thức sau:
Thuế CIT phải nộp | = | ( | Thu nhập tính thuế | – | Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) | ) | x | Thuế suất
Thuế CIT |
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: