Có tính thuế thu nhập cá nhân đối với phần vốn góp hoàn trả của công ty cho thành viên không?

1. Thuế TNCN

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

Tăng, giảm vốn điều lệ

3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định:

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

d) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.

Cục Thuế thành phố Hà Nội từng có trả lời về vấn đề này tại Công văn 56317/CT-TTHT năm 2017 như sau:

Trường hợp khi hoàn trả một phần vốn góp cho các cổ đông mà phát sinh phần tăng thêm của giá trị vốn góp so với số vốn góp ban đầu thì phần tăng thêm này thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn.

Như vây, đối với trường hợp hoàn trả một phần vốn góp cho các cổ đông thì tùy trường hợp: nếu phát sinh phần tăng thêm của giá trị vốn góp so với số vốn góp ban đầu thì phần tăng thêm này thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn.

Ngược lại nếu không phát sinh phần tăng thêm của giá trị vốn góp so với số vốn góp ban đầu thì không thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.

2. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó:

(1) Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

(2)Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

(3) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:

– Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm theo hướng dẫn tại điểm d khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.

– Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

– Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại điểm g khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.

– Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.

(4) Cách tính thuế

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 5%

3. Việc góp vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thực hiện như thế nào?

Căn cư theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc góp vốn thực hiện như sau:

– Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

– Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

– Sau thời hạn quy định mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

+ Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

+ Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

+ Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

(4) Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

(5) Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply