Căn cứ Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội như sau:

“Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng

  1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

  1. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

  1. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

…”

– Căn cứ Phụ lục I, II, III danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ.

– Căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

– Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định nguyên tắc lập hóa đơn:

“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

  1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

+ Tại Khoản 2 Điều 9 quy định Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ:

“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

  1. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”

Tình huống: Công ty chúng tôi có thắc mắc rất mong được giải đáp: Câu 1: Công ty chúng tôi bán và lắp đặt thang máy, chúng tôi đi mua thang máy thì có nhà cung cấp xuất hóa đơn 10%, có nhà cung cấp xuất hóa đơn 8%. Chúng tôi muốn hỏi mặt hàng thang máy có được giảm thuế 8% hay không? Câu 2: Công ty chúng tôi có hoạt động bảo trì và trực sửa thang máy cho khách. Chúng tôi có ký hợp đồng thực hiện cho khách từ 01/10/2022 đến 30/09/2023, bảo trì thang máy cho khách 1 tháng/lần (hoặc 2 tháng/lần) và trực sửa chữa 24/24h, khách hàng thanh toán 100% giá trị hợp đồng sau khi kết thúc hợp đồng và nhận được hóa đơn GTGT. Vậy đối với dịch vụ này công ty chúng tôi thực hiện xuất hóa đơn 100% giá trị hợp đồng sau khi hoàn thành công việc vào ngày 30/09/2023 thì có đúng quy định về thời điểm xuất hóa đơn GTGT hay không? Tôi rất mong nhận được hướng dẫn của Tổng Cục thuế về 2 trường hợp nêu trên.

Trả lời: Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Trường hợp Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ, kinh doanh mặt hàng thang máy – mã ngành: 2816015 theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg (đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10%) và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ kể từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply