Hệ số K trong kế toán là một khái niệm quan trọng, tuy nhiên, cụ thể hệ số K trong kế toán là gì và cách tính hệ số K như thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Câu trả lời sẽ có ở bài viết sau đây.
- Hệ số K trong kế toán là gì?
Hệ số K là tham số/ngưỡng giới hạn dùng để kiểm soát rủi ro về hóa đơn được xác định dựa trên tỷ số của tổng giá trị hàng hóa bán ra với tổng giá trị hàng hóa tồn kho và mua vào.
Theo Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 của Tổng cục Thuế về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, theo đó, Tổng cục Thuế đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống.
Trong đó, có một số chức năng chính như sau:
– Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
– Hệ thống cảnh bảo thực hiện theo tham số K.
Như vậy, hệ số K được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
Trường hợp người nộp thuế vượt ngưỡng sẽ cảnh báo và đưa vào “Danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn”.
- Cách tính hệ số K như thế nào?
Công thức tính hệ số K theo hướng dẫn tại Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 như sau:
K | = | Tổng giá trị hàng hoá bán ra trên hóa đơn |
Tổng giá trị hàng tồn kho + tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn |
Trong đó:
– K là tham số cảnh báo giám sát hóa đơn
– Tổng giá trị bán ra là tổng giá trị hàng hóa bán ra chưa bao gồm thuế GTGT
– Tổng giá trị hàng tồn kho là tổng giá trị hàng tồn kho
– Tổng giá trị hàng hóa mua vào là tổng giá trị hàng hóa mua vào chưa bao gồm thuế GTGT
Trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử vượt ngưỡng hệ số K thì:
– Sẽ bị đưa vào danh sách thuộc diện giám sát xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn;
– Xem xét, xác định các trường hợp thuộc diện ngừng sử dụng hóa đơn nếu đã xác minh là doanh nghiệp xuất hóa đơn khống thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
- Quy trình kiểm soát hóa đơn điện tử theo hệ số K
Quy trình kiểm soát hóa đơn điện tử theo hệ số K để ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống của cơ quan thuế như sau:
Bước 1: Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào và đưa ra cảnh báo.
Bước 2: Kiểm tra kết quả kiểm soát theo hệ số K
Bước 3: Lập “Danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn”
Bước 4: Tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp nằm trong danh sách
Bước 5: Tổng hợp kết quả kiểm tra từ các Cục Thuế và gửi về Tổng cục Thuế
- Hậu quả khi vi phạm quy định pháp luật thuế về hóa đơn ra sao?
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
– Trường hợp phải xử phạt hành chính, căn cứ tại Nghị định 125/2020/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
+ Hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt tiền lên đến 8 triệu đồng theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NÐ-CP
+ Hành vi mua bán hóa đơn bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng theo quy định tại Điều 22 Nghị định 125/2020/NÐ-CP
+ Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hay sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ như: sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; không phản ánh đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn “khống”; hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa; sử dụng để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra;… bị phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng.
– Trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, cơ quan chức năng căn cứ tại Ðiều 203 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
+ Người có hành vi vi phạm bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù lên đến 05 năm.
+ Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định lên đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn lên đến 03 năm.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: