Có nhiều trường hợp các bạn kế toán xuất hóa đơn cho và gửi cho người mua rồi, nhưng sau đó lại xuất thêm 1 tờ hóa đơn và gửi thêm lần nữa. Vậy hóa đơn bị trùng này xử lý như thế nào?

  1. Hóa đơn điện tử bị trùng có được thay thế không?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hóa đơn có sai sót như sau:

Xử lý hóa đơn có sai sót

  1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Như vậy, đối với trường hợp hóa đơn điện tử bị trùng hoặc có sai sót trong việc xuất hóa đơn thì người bán gửi mẫu thông báo với cơ quan thuế để thực hiện việc hủy hóa đơn điện tử bị trùng hoặc có sau sót và lập hóa đơn điện tử mới để thay thế.

Lúc này, Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã bị trùng hoặc có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế và người bán sẽ làm lại một hóa đơn điện tử mới.

  1. Được khai bổ sung hóa đơn điện tử bị trùng khi đã kê khai thuế không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ khai thuế như sau:

Hồ sơ khai thuế

  1. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:

a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

Như vậy, đối với việc người nộp thuế sẽ được khai bổ sung hóa đơn điện tử bị trùng mặc dù đã kê khai thuế và trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp hủy hóa đơn xuất trùng khi đã kê khai thuế thì người nộp thuế làm tờ khai thuế giá trị gia tăng bổ sung tại tháng phát sinh sai sót, sau đó làm điều chỉnh tăng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ở tờ khai tháng hiện tại.

Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp tờ khai bổ sung.

  1. Hóa đơn điện tử bị trùng đã được thay thế sau đó có được thay thế tiếp không?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về việc xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp như sau:

Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp

  1. Đối với hóa đơn điện tử:

c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;

Như vậy, trường hợp hóa đơn điện tử bị trùng hoặc có sai sót trước đó đã được thay thế bằng một hóa đơn khác. Nhưng sau đó hóa đơn điện tử được thay thế lại tiếp tục có sai sót thì người bán vẫn có thể tiếp tục điều chỉnh hoặc khai lại một hóa đơn mới và hình thức thực hiện vẫn áp dụng giống như việc sai sót lần đầu.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply