Việc trả hàng do không đạt yêu cầu về chất lượng là một tình huống chúng ta gặp phải trong quá trình kinh doanh, ngay cả ở khâu nhập khẩu. Vậy đối vớ hàng hóa nhập khẩu về sau đó phát hiện bị lỗi và muốn trả hàng thì doanh nghiệp xử lý như thế nào?

  1. Hướng dẫn xuất hóa đơn trả hàng nhập khẩu?

Căn cứ theo Công văn 74367/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn xuất hóa đơn trả hàng nhập khẩu như sau:

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ.

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ các quy định trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc sau:

Trường hợp Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhập khẩu vật tư ở nước ngoài nhưng không đạt chất lượng và trả lại theo thỏa thuận, khi xuất trả lại hàng, Công ty phải làm thủ tục xuất khẩu với cơ quan Hải quan và lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất trả lại theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Về thuế suất và điều kiện áp dụng thuế suất 0%, công ty thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Như vậy, trường hợp công ty nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài nhưng phải trả lại vì không đạt chất lượng theo như thỏa thuận thì khi trả lại hàng, công ty phải thực hiện xuất hóa đơn trả lại cụ thể như:

– Xuất hóa đơn GTGT nếu công ty khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc xuất hóa đơn bán hành nếu khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo phương pháp trực tiếp quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

– Thời điểm xuất hóa đơn trả hàng nhập khẩu là thời điểm thực hiện chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên nhận.

  1. Hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu có giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan 2014, hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu có các loại giấy tờ như sau:

[1] Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu.

Tải tờ khai hải quan hàng nhập khẩu tại đây.  Tải về

[2] Chứng từ có liên quan. Một số chứng từ liên quan trong từng trường hợp phải nộp hoặc xuất trình, cụ thể như:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa.

– Hóa đơn thương mại.

– Chứng từ vận tải.

– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

– Giấy phép nhập khẩu.

– Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chứng từ trong hồ sơ có thể là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử.

  1. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu là khi nào?

Căn cứ theo Điều 25 Luật Hải quan 2014 quy định về thời hạn nộp hồ sơ hải quan như sau:

Thời hạn nộp hồ sơ hải quan

1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;

c) Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.

2. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

3. Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:

a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;

b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu được xác định như say:

– Đối với tờ khai hải quan hàng nhập khẩu: Nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

– Đối với chứng từ có liên quan:

+ Trường hợp hải quan khai điện tử: Nộp khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia.

+ Trường hợp khai hải quan giấy: Nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply