– Tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày  19/10/2020 của Chính phủ quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế (Nghị định 126).

“Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:

  1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4

Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh,  thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

h) Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vi phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và không được tính phân bổ cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác của người nộp thuế.

…”

– Tại Điều 12 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính (Thông tư 80).

“1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.

2.Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này

  1. Người nộp thuế có trách nhiệm khai thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định. Việc phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo không được lớn hơn số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp thì không phải xác định số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này không thực hiện nguyên tắc phân bổ theo khoản này. …”

– Tại điểm c.2 khoản 3 Điều 17 Thông tư 80 quy định về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất.

“c.2) Quyết toán thuế: Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Riêng hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì người nộp thuế khai quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này và nộp tại cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.

…”

– Tại Điều 25 Thông tư 80 quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.

“1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:

a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:

a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.

a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.

…”

– Tại điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định về các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp.

“b)Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;”

Công văn 2812/CTBDI-TTHT Cục thuế tỉnh Bình Định

Trường hợp Công ty TNHH CJ Vina Agri – Chi nhánh Bình Định là cơ sở sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính, có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì:

  1. Về kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh:

Thực hiện kê khai riêng đối với thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh Bình Định theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Nghị định 126 và điểm c2 khoản 3 Điều 17 Thông tư 80. Cụ thể như sau:

– Biểu mẫu 03/TNDN: Chi nhánh Bình Đinh kê khai:

+ Chỉ tiêu C17: chỉ khai hoạt động ưu đãi thuế.

+ Chỉ tiêu E1: chỉ khai hoạt động ưu đãi thuế.

– Biểu mẫu 03-8/TNDN: Chi nhánh không kê khai.

  1. Về bù trừ nghĩa vụ thuế:

– Theo điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều 25 Thông tư 80 thì trường hợp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa tại tỉnh Bình Định không được bù trừ với số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thiếu tại tỉnh Long An vì khác địa bàn thu ngân sách.

– Trường hợp đơn vị kê khai bổ sung quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, điều chỉnh lại thuế phải nộp do phân bổ lại thì phải nộp tiền chậm nộp phát sinh đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm nếu điều chỉnh tăng thuế phân bổ tại Chi nhánh.

Cục Thuế tỉnh Bình Định chỉ trả lời liên quan đến nội dung kê khai quyết toán thuế đối với thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh tại Bình Định. Đối với kê khai quyết toán thuế tại trụ sở chính và phân bổ thuế phải nộp đối với hoạt động sản xuất của Chi nhánh tại các tỉnh, đề nghị Công ty TNHH CJ Vina Agri liên hệ với Cục Thuế tỉnh Long An để được giải đáp theo phân cấp quản lý của Bộ Tài chính

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply