Kế toán tiền lương là người đảm nhận việc hạch toán lương cho nhân viên và đảm bảo cân bằng chi phí cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương?

Trước khi tìm hiểu về kế toán tiền lương, bạn có thể tìm hiểu những thông tin về kế toán để nắm tổng quan những thông tin về ngành gồm mức lương, kỹ năng cần có …

  1. Khái quát chung về tiền lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên khi hoàn thành công việc theo thỏa thuận. Với doanh nghiệp, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, cấu thành nên chi phí sản xuất. Còn với nhân viên, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động.

Tiền lương bao gồm 02 loại sau:

– Tiền lương danh nghĩa: là chỉ số lượng tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp.

– Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà doanh nghiệp trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. Do đó có thể nói rằng chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của nhân viên trong các thời điểm.

Đi cùng với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn….

Để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động, kế toán tiền lương của doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nộp lên cơ quan bảo hiểm.

  1. Nhiệm vụ của kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

– Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác.

– Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.

– Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định.

– Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác.

– Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất

– Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý

  1. Tiền lương đóng BHXH bắt buộc

Tiền lương rất quan trọng không chỉ đối với người lao động mà còn đối với cả doanh nghiệp. Căn cứ theo Điều 90, Bộ luật lao động 2019 thì tiền lương được hiểu như sau:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Theo quy định mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng còn sử dụng làm căn cứ để thỏa thuận lương khi ký kết hợp đồng lao động.

Để tính được các khoản trích theo lương doanh nghiệp cần xác định được mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động. Căn cứ theo Điều 89, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 2, Điều 6, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định tiền lương đóng BHXH bắt buộc như sau:

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

“Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật và là mức tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền này được sử dụng làm căn cứ để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc gồm có: bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp (BHTN-BNN).

  1. Các khoản bảo hiểm trích theo lương

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các đơn vị, doanh nghiệp được hưởng rất nhiều các lợi ích.

Các khoản trích theo lương bao gồm các khoản như:

+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp (BHTN, BNN)

+ Kinh phí công đoàn.

+ Thuế thu nhập cá nhân.

Lưu ý

Kiểm tra lại thông tin về các khoản trích theo lương: Người lao động cần phải kiểm tra và đối chiếu lại các khoản trích theo lương mỗi khi nhận lương để đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót trong tính toán thu nhập và các khoản bảo hiểm.

Đóng đầy đủ các khoản trích: Để được bảo vệ tốt nhất về sức khỏe và tài chính, người lao động cần phải đóng đầy đủ các khoản trích theo lương. Việc không đóng đầy đủ có thể dẫn đến rủi ro trong trường hợp mắc bệnh hoặc tai nạn lao động.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply