Ngày 12/4/2023 Tổng cục thuế ban hành công văn 1293/TCT-VP về việc triển khai thực hiện Công điện của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tăng cường công tác quản lý hóa đơn điện tử.

Nội dung công văn 1293/TCT-VP gồm các nội dung chính như sau:

  1. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Thuế phổ biến, quán triệt và triển khai toàn diện, hiệu quả nội dung chỉ đạo tại Công điện số 01/CĐ-BTC đến toàn thể cán hộ, công chức trong đơn vị để nắm rõ và nghiêm túc thực hiện. Tiến hành phân công, triển khai đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong Công điện tới từng đơn vị, cá nhân, thiết lập chế độ báo cáo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả về Tổng cục Thuế trước ngày 30 hàng tháng.
  2. Giao Vụ TTHT, Tạp chí Thuế, Văn phòng và các Cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế về hóa đơn điện tử dưới nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt chú trọng tuyên truyền bằng phương thức điện tử (Cổng Thông tin điện tử, báo điện tử, fanpage, xây dựng clip, video…) nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của doanh nghiệp nói riêng, người nộp thuế nói chung về nghĩa vụ chấp hành pháp luật thuế. Cảnh báo kịp thời các hành vi vi phạm, tội phạm về thuế, hậu quả pháp lý khi mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử để thu lợi bất chính, chiếm đoạt tiền thuế và công khai thông tin tổ chức, cá nhân có hành vi mua, bán hóa đơn để tuyên truyền, góp phần cảnh báo, răn đe các đối tượng đã và đang có ý định vi phạm pháp luật về hóa đơn.
  3. Giao Vụ TTHT chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị và Cục Thuế địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể, có tính hệ thống để phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, không để xảy ra các vi phạm về phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử.
  4. Giao Cục TTKT, Cục Thuế DNL, Cục Thuế địa phương triển khai các biện pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử; Nâng cao chất lượng và đổi mới phương thức, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời có kế hoạch phân công, phân nhiệm cụ thể tới từng cán bộ, công chức trong việc quản lý giám sát, kiểm tra việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng mua bán hóa đơn điện tử, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm theo quy định.
  5. Giao Cục CNTT thực hiện rà soát tổng thể, đánh giá và đề xuất việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đối với hóa đơn điện tử. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin Hóa đơn điện tử trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông, trình Bộ phê duyệt trong tháng 5/2023. Tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng đối với hệ thống Hóa đơn điện tử. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi bất thường trên hệ thống Hóa đơn điện tử.
  6. Giao Cục CNTT, Cục Thuế các tỉnh, thành phố, các đơn vị liên quan (DNL, KK, DNNCN, TTKT, Ban QLRR,…) phân công, bố trí cán bộ thực hiện công tác phân tích, đánh giá và cảnh báo, kịp thời phát hiện các hành vi giả mạo, gian lận về hóa đơn điện tử, từ đó phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.
  7. Các Vụ, đơn vị liên quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an, các Bộ, ngành, đơn vị liên quan nhằm xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
  8. Thủ trưởng các Vụ/đơn vị liên quan, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Chỉ thị số 01/CT-TCT ngày 11/04/2023 của Tổng cục Thuế về việc tăng cường các biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn.

Cơ quan Thuế tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến NNT về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế và về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ theo quy định tại Điều 6 Luật Quản lý thuế và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và về các hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hóa đơn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự.

Do vậy các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa dịch vụ cần lưu ý để tránh không vi phạm khi sử dụng hóa đơn điện tử trong bối cảnh ngành Thuế tăng cường quản lý, giám sát chống gian lận.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế (Điều 6 Luật quản lý thuế)

  1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
  2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
  3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
  4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
  5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
  6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
  7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
  8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ (Khoản 2 điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)

“2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.”

Như vậy:

  • Doanh nghiệp cần thực hiện quản lý và sử dụng hóa đơn tuân thủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo hóa đơn mua vào, bán ra hợp pháp, đúng quy định.
  • Doanh nghiệp nên mua bán hàng hóa, dịch vụ đảm bảo theo quy định của luật thuế, kiểm tra thông tin đối tác khách hàng doanh nghiệp tổ chức đảm bảo uy tín, có thông tin địa chỉ rõ ràng, hàng hóa có thực tế.
  • Doanh nghiệp không mua bán sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Không mua, bán, sử dụng trái phép hóa đơn của các doanh nghiệp ma, doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
  • Doanh nghiệp cần nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, hiểu và biết được các hậu quả pháp lý khi mua bán, sử dụng HĐĐT để thu lợi bất chính, chiếm đoạt tiền thuế, tiền của ngân sách nhà nước.
  • Doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về hóa đơn, tuyên truyền góp phần cảnh báo, răn đe các đối tượng đã và đang có ý định vi phạm pháp luật về hóa đơn.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply