Khi góp vốn, chuyển nhượng vốn cần lưu ý những nội dung gì, vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng vốn góp?

1.1. Góp vốn vào vốn điều lệ của Doanh nghiệp

Các quy định pháp luật về góp vốn:

Góp vốn: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ thành viên sang cho Công ty

Các loại tài sản góp vốn

Thủ tục góp vốn: Cam kết góp vốn => Đăng ký kinh doanh => Định giá tài sản => Góp vốn.

Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ góp vốn theo cam kết:

Trách nhiệm tài sản của thành viên Công ty;

Xử lý phần vốn chưa góp đủ.

Các loại tài sản góp vốn:

Tiền: Tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.

Hiện vật (máy móc, thiết bị, các hàng hóa khác).

Giá trị quyền tài sản: giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.

Các tài sản khác (phải được các bên thỏa thuận và ghi trong Điều lệ công ty).

Định giá tài sản góp vốn:

TS góp vốn không phải là tiền phải được định giá.

TS góp vốn khi thành lập Doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí.

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Khi định giá phải có Biên bản định giá.

1.2. Chuyển nhượng phần vốn góp, rút vốn khỏi Doanh nghiệp

1.2.1.Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

TS có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền (sở hữu, sử dụng) cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền không phải chịu lệ phí trước bạ.

TS không đăng ký quyền sở hữu: việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Tiến độ góp vốn:

Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn: tiến độ góp vốn do các bên thỏa thuận, nhưng không quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh..

Đối với công ty cổ phần:

CP mà cổ đông sáng lập đăng ký mua phải thanh toán đủ trong vòng 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.

CP được quyền chào bán: phải phát hành hết trong 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Các sai sót thường gặp trong việc góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp.

Các sai sót thường gặp trong góp vốn:

Không góp hoặc góp không đủ vốn theo cam kết;

Định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực;

Không thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho Doanh nghiệp;

Góp vốn không đúng tiến độ.

Thủ tục góp vốn không đúng.

Hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ góp vốn:

Khoản vốn chưa góp theo cam kết được coi là khoản nợ mà thành viên nợ công ty.

Nếu tham gia định giá nhưng định giá sai thì những người tham gia định giá phải liên đới trách nhiệm bồi thường.

Chưa được hưởng các quyền lợi đối với phần vốn chưa góp.

Xử lý phần vốn chưa góp:

Các thành viên khác được quyền góp theo tỷ lệ;

Một thành viên góp hết số vốn chưa được góp;

Mời người ngoài góp.

Đại diện theo pháp luật phải thông báo về các vi phạm.

1.2.2. Rút vốn, chuyển nhượng phần vốn góp:

Rút vốn: Không được rút vốn trực tiếp mà chỉ có thể rút vốn bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp.

Chuyển nhượng phần vốn góp:

Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Doanh Nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 đều ghi nhận rằng: Pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền tự do kinh doanh của mỗi cá nhân. Điều này có nghĩa là tất cả công dân đều có quyền kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào mà luật không cấm, bằng cách tự kinh doanh hoặc thành lập công ty. Họ có thể là người sáng lập, hoặc khi có nhu cầu họ có quyền góp vốn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Khi không muốn trở thành thành viên công ty, họ có quyền chuyển nhượng vốn cho người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định, tránh sự xáo trộn lớn trong công ty thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên phải tuân thủ những quy định chặt chẽ mới có thể chuyển nhượng vốn cho người khác.

1.3. Các vi phạm thường gặp trong chuyển nhượng vốn góp

Rút vốn, rút tài sản trực tiếp khỏi công ty.

Chuyển nhượng phần vốn góp trong khi chưa đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng vốn (do chưa góp vốn).

Thủ tục chuyển nhượng vốn không đúng.

Không thực hiện thủ tục đăng ký việc thay đổi cơ cấu thành viên, cơ cấu vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng vốn góp:

– Thứ nhất: về thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Thông tư số 78/2014-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác vàthời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.

Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.

Lưu ý: Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (bắt buộc phải chuyển khoản) Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.

– Thứ hai: về thuế thu nhập cá nhân:

Tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013-BTC có quy định các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm: “Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn…” và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

Thu nhập chịu thuế này sẽ do cá nhân chuyển nhượng vốn có nghĩa vụ kê khai nộp hoặc Công ty sẽ kê khai nộp thuế thay cán nhân và có thể yêu cầu cá nhân hoàn lại số tiền này. Do cá nhân chuyển nhượng là cá nhân phát sinh thu nhập nên sẽ phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân trên.

Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply