Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng ủy quyền cho doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Vậy doanh nghiệp được thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?

  1. Có mấy cách đăng ký doanh nghiệp?

Theo quy định Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.

……

Như vậy, người thành lập doan nghiệp có thể đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo 03 cách như sau:

– Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Đăng ký qua dịch vụ bưu chính.

– Đăng ký qua mạng thông tin điện tử. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  1. Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cụ thể như:

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Ngành nghề kinh doanh không thuộc các trường hợp bị cấm đầu tư kinh doanh.

– Tên doanh nghiệp phải được đặt đúng theo quy định của luật về các nội dung bao gồm:

+ Loại hình doanh nghiệp.

+ Tên riêng.

+ Không thuộc những điều cấm trong đặt tên.

+ Tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp.

+ Không được đặt tên trùng và gây nhầm lẫn.

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

– Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

  1. Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?

Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh của doanh nghiệp như sau:

Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Bên cạnh đó, tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp như:

Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh

  1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
  2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

………

Qua các quy định trên, doanh nghiệp được quyền thành lập chi nhánh ở trong và ngoài nước. Tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính, một doanh nghiệp có thể mở một hoặc nhiều chi nhánh.

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định giới hạn số lượng chi nhánh được thành lập của một doanh nghiệp.

Chính vì thế, một doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập chi nhánh không giới hạn, tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply