Lao động nước ngoài không bắt buộc phải có bằng cấp đúng chuyên ngành trước thời gian làm việc tại Việt Nam, có thể làm việc nhiều địa điểm…

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

  1. Nhiều thuận lợi cho lao động nước ngoài

Nghị định 70 năm 2023 có nhiều nội dung tạo thuận lợi cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Cụ thể, chuyên gia nước ngoài được xác định là người tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí dự kiến ở Việt Nam. So với trước đây, không còn quy định phải có bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc.

Lao động kỹ thuật người nước ngoài chỉ cần được đào tạo 01 năm trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự kiến làm tại Việt Nam thay vì phải làm đúng chuyên ngành theo cũ tại Nghị định 152 năm 2020.

Từ ngày 01/01/2024, việc thông báo tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người nước ngoài phải trong ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Việc khai báo thực hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc cổng thông tin điện tử của trung tâm dịch vụ việc làm do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Nội dung tuyển dụng gồm vị trí, chức danh, số lượng, mô tả công việc, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc.

Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm thì trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động phải liệt kê đầy đủ các địa điểm làm việc.

  1. Thống nhất cấp phép lao động nước ngoài

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài trên cả nước cũng như quản lý người Việt làm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo nghị định 70/2023, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài trên cả nước cũng như quản lý người Việt làm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định này bãi bỏ nội dung “cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế” tại Nghị định 35/2022.

Như vậy, sở lao động – thương binh và xã hội sẽ thống nhất quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn theo đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vào tháng 8-2023.

Về lâu dài, quy định này sẽ thu gọn đầu mối cấp phép, đẩy mạnh phân cấp phân quyền và thống nhất quản lý nhà nước.

  1. NLĐ nước ngoài được làm việc tại Việt Nam dưới hình thức nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động.

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.

– Chào bán dịch vụ.

– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tình nguyện viên.

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.

– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, Nghị định 70/2023/NĐ-CP đã rút ngắn thời gian xác định nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài từ 30 ngày thành 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài so với Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Đồng thời sửa đổi Mẫu số 01/PLI; Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Nghị định 70/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/9/2023.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply