Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các chủ đầu tư có quyền mở rộng, thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng kinh doanh của họ.
Các doanh nghiệp đôi khi cần phải tái cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình. Trong đó, họ thường lựa chọn tổ chức lại doanh nghiệp, bao gồm các trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu nghĩa vụ thuế của một doanh nghiệp lựa chọn biện pháp tách doanh nghiệp nhé.
- Khái niệm về tách doanh nghiệp
Theo điều 199 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Điều 199. Tách công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
2. Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.
3. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
4. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.
- Nghĩa vụ về thuế khi thực hiện đánh giá lại tài sản để tách doanh nghiệp
Tại điểm a, điểm b Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế GTGT:
“a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản;
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này”.
- Về việc xuất hóa đơn khi điều chuyển tài sản
Theo nghị định 123/2020/NĐ-CP:
Điều 13. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
3.g) Trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn.
h) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
- Văn bản tham khảo
Tham khảo công văn số 5625/TCT-CS ngày 31/12/2020 hướng dẫn việc xác định nghĩa vụ thuế đối với hoạt động đánh giá lại tài sản để tách doanh nghiệp và trả nợ thay:
- Về thuế GTGT
Trường hợp giá trị tài sản điều chuyển để góp vốn để tách doanh nghiệp từ Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy sang Công ty cổ phần Bất động sản Khải Thịnh thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản thì không phải xuất hóa đơn GTGT. Phần giá trị tài sản còn lại Công ty cổ phần Bất động sản Khải Thịnh nhận trả nợ thay cho Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy: Nếu giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ (bao gồm cả nghĩa vụ nợ) được chuyển từ Công ty bị tách (Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy) sang Công ty được tách (Công ty cổ phần Bất động sản Khải Thịnh) thực hiện theo đúng quy định về tách doanh nghiệp quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (trong đó có quy định về nghĩa vụ nợ tại điểm a khoản 4 Điều 193) thì Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy không phải xuất hóa đơn GTGT đối với hoạt động điều chuyển tài sản khi tách doanh nghiệp; trường hợp thực hiện không đúng quy định về tách doanh nghiệp quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy phải lập hóa đơn GTGT, tính và kê khai nộp thuế GTGT theo quy định; Giá đất được trừ khi tính thuế GTGT thực hiện theo quy định tại khoản 10, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC .
- Về thuế TNDN
Trường hợp Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy có đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để điều chuyển khi tách doanh nghiệp thì phần chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất, Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy tính vào thu nhập khác khi tính thuế TNDN theo quy định.
Trường hợp Công ty cổ phần Tập đoàn Khải Vy có thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: