Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ các điều kiện nhất định. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thuế suất với từng loại thuế được quy định như thế nào. Cùng tìm hiểu thuế suất là gì và các loại thuế suất đáng quan tâm nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé.

  1. Thuế suất là gì?

Thuế suất hay còn gọi là mức thuế suất, là mức thuế mà các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải nộp trên đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng. Thuế suất được thể hiện qua tỷ lệ % tùy vào điều kiện của những loại chủ thể hoặc điều kiện liên quan để đánh giá và mức thuế suất sẽ được áp dụng khác nhau.

  1. Phân loại thuế suất

Theo quy định, thuế suất được chia thành 2 loại như sau:

  • Thuế suất tỷ lệ: thuế phải đóng được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ, mức thuế suất thuế GTGT là 0%, 5%, 10% được quy đổi thành tiền.
  • Thuế suất cố định: thuế phải đóng được xác định dựa trên số thu cụ thể. Ví dụ, mức thuế của hộ kinh doanh cá thể được quy định bằng % nhất định theo tháng hoặc quý, năm.
  1. Các loại thuế suất thường gặp ở Việt Nam

3.1. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế suất thuế TNCN áp dụng đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Thuế lũy tiến là biểu thuế bao gồm nhiều bậc ứng với từng mức thuế suất tương đương và mức thuế suất tăng dần theo từng bậc. Dưới đây là bảng mức thuế suất của thuế TNCN.

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Dưới 60 Dưới 5 5
2 Từ 60 đến 120 Từ 5 đến 10 10
3 Từ 120 đến 216 Từ 10 đến 18 15
4 Từ 216 đến 384 Từ 18 đến 32 20
5 Từ 384 đến 624 Từ 32 đến 52 25
6 Từ 624 đến 960 Từ 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

3.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Mức thuế suất thuế TNDN là mức thuế được áp dụng vào thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty hay tổ chức. Mức thuế suất cho thuế TNDN được Nhà nước thay đổi và điều chỉnh vào mỗi năm.

Từ 2016 – 2019, mức thuế suất các doanh nghiệp phải đóng là 20% doanh thu chịu thuế. Tuy nhiên, năm 2020, do tình hình kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên Nhà nước đã thay đổi mức thuế suất doanh nghiệp phải nộp. Theo đó, mức thuế suất doanh nghiệp phải nộp năm 2020 được quy định: đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ sẽ được giảm 30% mức thuế phải nộp.

Lưu ý:

Quy định trên chỉ áp dụng đối với một số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, khai thác mỏ,…

3.3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT là loại thuế được áp dụng cho tất cả những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông đến người tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế được quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng (2008).

Mức thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế như sau:

  • 0%: Đối với nhóm sản xuất, xuất khẩu ra thị trường, vận tải quốc tế,…
  • 5%: Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa, nhu yếu phẩm quan trọng như nông – thủy sản, nước sạch,…
  • 10%: Đối với đa số các nhóm sản phẩm, dịch vụ,…

3.4. Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu được áp dụng đối với các loại hàng hóa được phép lưu hành và hoạt động trên thị trường. Tùy thuộc vào nhóm hàng hóa thì mức thuế suất sẽ được áp dụng khác nhau dựa trên biểu thuế đã được quy định.

Có 3 mức thuế suất cơ bản đối với thuế xuất nhập khẩu như sau:

– Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng với các loại hàng hóa, sản phẩm có xuất xứ liên quan đến các quốc gia, lãnh thổ có cam kết ưu đãi đặc biệt với Việt Nam.

– Thuế suất ưu đãi: Áp dụng với hàng hóa, sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia, lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ đối với Việt Nam.

– Thuế suất thông thường: Áp dụng với hàng hóa, sản phẩm không thuộc các trường hợp trên và phải nộp mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu là 150%.

  1. Lệ phí môn bài

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài 2022 như sau:

– Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;

+ Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn Bộ Tài chính.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):

Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply