Hiện nay thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ sinh con có thể khéo dài từ 6 tháng hoặc hơn. Vậy trong thời gian này lao động nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm hay không?

  1. Lao động nữ nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm hay không?

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 35, Luật BHXH số 71/2006/QH11, thời gian lao động được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là khoảng thời gian người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi nghỉ chế độ này, lao động và người sử dụng lao động sẽ không phải đóng BHXH.

Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 quy định cụ thể về thời gian lao động nghỉ việc và hưởng chế độ BHXH tối thiểu là 14 ngày sẽ không phải đóng BHXH.

Như vậy, căn cứ vào hai văn bản pháp luật ở trên, nếu thời gian nghỉ thai sản của người lao động mà ít hơn 14 ngày thì cả lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng Bảo hiểm xã hội trong tháng nghỉ việc đó.

Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ thai sản từ 14 ngày trở lên thì lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.

1.1 Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế không?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 và Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung, khi người lao động nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định của Luật thì mức đóng Bảo hiểm y tế của lao động tối đa là 6% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề gần nhất trước khi lao động nghỉ thai sản. Khoản tiền đóng BHYT này do bên Bảo hiểm xã hội đóng.

Như vậy, người lao động trong thời gian nghỉ thai sản vẫn phải đóng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, khoản tiền này sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

1.2. Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Căn cứ quy định tại Điều 11 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, thời gian nghỉ thai sản của người lao động từ 14 ngày trở lên, hưởng trợ cấp BHXH và không nhận lương tại đơn vị làm việc thì không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

Do đó, trong thời gian lao động nghỉ thai sản sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

  1. Nghỉ thai sản có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Nghỉ thai sản là chế độ dành cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định Pháp luật. Người lao động được tính đóng BHXH trong thời gian nghỉ thai sản hay không căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

2.1 Nghỉ thai sản được đóng BHXH không?

Căn cứ theo Khoản 6, Điều 42, Quy trình ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ thai sản được như sau:

“6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

Theo quy định trên thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian đóng BHXH tuy nhiên thời gian này sẽ không tính bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Ngoài ra, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản người lao động còn được cơ quan BHXH đóng BHYT.

Mức tiền lương tính đóng BHXH trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản quy định như sau:

1 – Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

2 – Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Như vậy, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản người lao động vẫn được hưởng quyền lợi rất cao mà không phải đóng tiền để được hưởng quyền lợi đó.

2.2 Trường hợp nghỉ thai sản không được đóng BHXH

Cũng theo Khoản 6.1 và 6.2, Điều 42, Quy trình ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về việc tính đóng BHXH như sau:

“6.1. Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.

6.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.”

Theo quy định trên, trường hợp nghỉ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH khi thời gian nghỉ thai sản sau thời gian người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc. Trường hợp trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trùng với thời gian chấm dứt hợp đồng lao động (hợp đồng lao động hết hạn).

  1. Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ sinh con

Lao động nữ sinh con là đối tượng có thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản dài nhất. Căn cứ tại Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con như sau:

“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.”

Như vậy, khi nghỉ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con đảm bảo thổng thời gian nghỉ trước và sau sinh là 6 tháng. Trường hợp người lao động sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng (nếu sinh đôi được nghỉ 07 tháng, nếu sinh 3 được nghỉ 08 tháng).

  1. Nghỉ thai sản và thời gian tính hưởng BHTN, BHXH 1 lần

Khoảng thời gian nghỉ thai sản thông thường là khá dài, nhất là trường hợp lao động nữ sinh con. Theo các phân tích ở phần trên thì lao động nghỉ thai sản vẫn đóng BHXH, BHYT (tổ chức BHXH đóng) nhưng không phải đóng BHTN. Vậy thời gian này có được tính cộng dồn vào thời gian hưởng các chế độ khác sau này, điển hình là BHTN và BHXH một lần hay không?

Nghỉ thai sản có tính vào thời gian tính BHTN không? Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 của Quyết định 959/QĐ- BHXH, thời gian nghỉ thai sản của lao động từ 14 ngày trở lên sẽ không tính đóng BHTN và không tính là thời gian đóng BHTN. Do vậy, khi làm thủ tục thất nghiệp, người lao động sẽ không được tính khoảng thời gian đã nghỉ thai sản.

Nghỉ thai sản có tính vào thời gian hưởng BHXH 1 lần không? Theo Khoản 2, Điều 60 của Bộ Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần căn cứ vào tổng thời gian tham gia BHXH của người lao động. Mặt khác, theo mục phân tích ở trên thì thời gian nghỉ thai sản vẫn tính là thời gian đóng BHXH. Do vậy, thời gian nghỉ thai sản vẫn sẽ tính vào thời gian để hưởng BHXH một lần.

Thời gian nghỉ thai sản có bị trừ phép năm? Theo Khoản 7, Điều 6 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP, thời gian nghỉ thai sản được tính là thời gian làm việc và là căn cứ để tính phép năm. Vì vậy, khoảng thời gian mà lao động nữ nghỉ thai sản không bị trừ vào phép năm.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply