Tiền lương và những vấn đề xoay quanh tiền lương những nội dung quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, trong đó có mới quan hệ giữa tiền lương và thuế TNDN. Do đó, để giúp các bạn có thể nắm bắt được những quy định về vấn đề này, chúng tôi tổng hợp bài viết dưới đây:

1. Điều kiện để đưa tiền lương vào chi phí được trừ

Theo quy định tại Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC thì để khoản chi tiền lương, thưởng cho người lao động được đưa vào chi phí được trừ cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Thực tế chi trả hoăc có chứng từ thanh toán theo quy định

– Quy định rõ điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại 1 trong các hồ sơ:

  • Hợp đồng lao động
  • Thỏa ước lao động tập thể
  • Quy chế tài chính
  • Quy chế thưởng

2. Không được đưa vào chi phí được trừ các khoản sau:

  • Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ) không phân biệt có hay không tham gia điều hành sản xuất kinh doanh.
  • Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
  • Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề.

3. Dự phòng quỹ tiền lương

Để đề phòng những rủi ro trong HĐKD, doanh nghiệp sẽ trích lập quỹ dự phòng tiền lương để chi trả lương cho NLĐ trong năm sau liền kề.

Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá  17% quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Ví dụ 1: Trong năm 2015, DN A phải trả lương cho NLĐ là 70 tỷ, trong đó, 60 tỷ chi trong năm 2015, 5 tỷ là tiền lương của tháng 13 được chi trong tháng 3/2016. Còn lại 5 tỷ, được chi sau tháng 3/2016

=> Vậy quỹ lương thực hiện năm 2015 là 65 tỷ đồng gồm 60 tỷ đã chi trong năm 2015 và 5 tỷ chi trong tháng 3/2016.

Ví dụ 2 : Tiền lương năm 2015 của DN A phải trả cho NLĐ là 1 tỷ đồng. Trong năm 2015, đã trả 900 triệu đồng. Đến thời điểm 31/03/2016 doanh nghiệp mới chi trả tiền lương, tiền công của năm 2014 là 50 triệu đồng

=> Vậy quỹ tiền lương thực hiện đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán = 900 + 50 = 950 triệu đồng.

Lưu ý:

  • Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
  • Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp không chi hoặc chi không hết thì vẫn tính vào chi phí được trừ của năm quyết toán. Trường hợp sau 6 tháng (180 ngày) kể từ khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp chưa chi hoặc chi không hết thì doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm chi phí năm sau.

Ví dụ : Năm 2018, DN X lập dự phòng tiền lương 100 triệu, đến 31/3/2019 DN chưa chi thì vẫn tính vào chi phí được trừ năm 2015. Đến 30/6/2019, DN vẫn chưa chi thì 100tr này sẽ bị loại khi quyết toán thuế năm 2019.

Tổng hợp bởi VinaTas – Đại lý Thuế

Previous PostNext Post

Leave a Reply