Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi bán hàng, sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, mỗi DN có thể đưa ra nhiều chính sách bán hàng ưu đãi như khuyến mãi, giảm giá hoặc chấp nhận cho khách hàng thiếu nợ để khuyến khích khách hàng mua hàng. Mặt khác, DN cũng có thể phát sinh những khoản phải thu khác như chi hộ cho khách hàng, trả trước cho người bán, ký quỹ, tạm ứng…
Do đó, các khoản mục như nợ phải thu, nợ phải trả không thể thiếu trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, việc tồn đọng các khoản nợ dài hạn, treo trên bảng cân đối kế toán từ năm này qua năm khác do nhiều nguyên nhân khác nhau mà doanh nghiệp không xử lý được xảy ra rất nhiều.
Trong quá trình hoạt động và tới thời điểm nộp báo cáo tài chính cuối năm, thông thường các doanh nghiệp đều không muốn xử lý các khoản công nợ này và tiếp tục treo trên bảng CĐKT. Tuy nhiên, tới thời điểm Cơ quan thuế kiểm tra và quyết toán doanh nghiệp, hầu hết các cán bộ thuế đều yêu câu doanh nghiệp xử lý ghi nhận các khoản nợ tồn đọng từ năm này sang năm khác.
Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC và ghi nhận vào chi phí hợp lý. Còn đối với các khoản nợ phải trả mà không xác định được chủ nợ thì doanh nghiệp sẽ xử lý hạch toán vào thu nhập khác.
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình huống các khoản nợ phải trả mà không xác định được chủ nợ nhé.
Căn cứ pháp lý:
Điều 93. Tài khoản 711 – Thu nhập khác – Thông tư 200/2014/TT-BTC:
- Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. gồm:
…
– Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
i) Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xoá và tính vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Điều 7, Thông tư 78/2024/TT-BTC quy định về thu nhập khác:
- Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
=> Các quy định hướng dẫn trên chỉ trong trường hợp khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ thì phải ghi nhận vào thu nhập khác.
Như vậy, định kỳ doanh nghiệp cần rà soát và kiểm tra các khoản nợ xem chúng đã quá hạn thanh toán hay chưa để xử lý kịp thời, tránh để tình trạng lâu ngày dẫn đến thiếu hồ sơ chứng từ dẫn đến không thể đối chiếu công nợ với các bên còn lại.
Dấu hiệu của một khoản nợ không xác định được chủ nợ là thường không phát sinh nợ – có trong nhiều kỳ, không có biết động số cuối kỳ so với số đầu kỳ. Nếu phát hiện có một khoản nợ phải trả lâu ngày, doanh nghiệp cần liên hệ xác nhận công nợ với bên bán. Sau đó nếu cần thiết thì phải bổ sung thêm các chứng từ như phụ lục hợp đồng gia hạn kỳ hạn thanh toán, thư xác nhận công nợ, biên bản đối chiếu công nợ,… để xác định doanh nghiệp vẫn còn nghĩa vụ với khoản nợ này. Trường hợp không xác định được nghĩa vụ nợ hoặc chủ nợ đã mất tích, giải thể,…thì doanh nghiệp xử lý đưa vào thu nhập khác theo quy định nêu trên.
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một tình huống thực tế được đăng tải trên website của BTC:
Câu hỏi:
Công ty A và B ký Hợp đồng. A phải thanh toán cho B 1 khoản tiền, khi đến hạn thanh toán, A gửi xác nhận công nợ cho B tại địa chỉ trong Hợp đồng và trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng B không phản hồi. Khi tra cứu thông tin hoạt động của B thì Công ty B vẫn Đang hoạt động. Vậy trong trường hợp này có thể ghi nhận là trường hợp khoản nợ không xác định được chủ nợ không?
Cục QLKT trả lời:
Đối với trường hợp mô tả của Quý độc giả, nếu công ty A và công ty B ký hợp đồng, Công ty A phải thanh toán cho công ty B một khoản tiền khi đến hạn thanh toán, Công ty A gửi xác nhận công nợ cho công ty B tại địa chỉ trong Hợp đồng và trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng công ty B không phản hồi. Khi tra cứu thông tin hoạt động của Công ty B thì Công ty B vẫn đang hoạt động.
Điều này có nghĩa là công ty A vẫn xác định được chủ nợ của đơn vị mình là Công ty B nên chưa có đủ cơ sở cho Công ty A xác định khoản nợ phải trả công ty B là khoản nợ phải trả không xác định được chủ để hạch toán vào thu nhập khác.
Các bạn có thể tham khảo tình huống trên chi tiết qua đường link sau nhé:
https://mof.gov.vn/hoidapcstc/if/detail/135415
– Hồ sơ chứng minh:
+ Số dư chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp chi tiết cho từng đối tượng.
+ Biên bản đối chiếu/ xác nhận công nợ cuối năm.
+ Tình trạng của NCC vẫn còn đang hoạt động trong trường hợp NCC không phản hồi về biên bản đối chiếu/ xác nhận công nợ.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: