-
Cố ý không kê khai đầu vào nhằm che giấu doanh thu
-
Doanh nghiệp tập hợp thiếu hóa đơn đầu vào
-
Khoán chi chi phí công tác nhưng vẫn xuất hóa đơn cho công ty
-
Doanh nghiệp khác xuất hóa đơn vào mã số thuế công ty nhưng công ty không mua hàng
1. Ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống của Tổng cục thuế
Một số chức năng chính của hệ thống kiểm soát như sau:
+ Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
+ Hệ thống cảnh báo thực hiện theo tham số K.
Tham số K được tính dựa trên công thức:
K = Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn / (Tổng giá trị hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn)
Trên cơ sở đó, các trường hợp người nộp thuế (NNT) vượt ngưỡng sẽ cảnh báo và đưa vào danh sách quản lý. Sử dụng chức năng tra cứu danh sách NNT cảnh báo để/xem xét, xác định các trường hợp thuộc diện ngừng sử dụng hóa đơn theo quy định. Cơ quan thuế sử dụng chức năng đã có khi triển khai phần mềm HĐĐT để thông báo ngừng/tiếp tục sử dụng hóa đơn (đáp ứng quy định tại Điều 16, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).
Từ việc xây dựng cơ sở quản lý rủi ro sử dụng hóa đơn mà Tổng cục thuế đưa ra, có thể thấy rằng cơ quan thuế sẽ dựa trên chỉ số giá trị hóa đơn bán ra và hóa đơn mua vào để đánh giá doanh nghiệp.
Hiện nay với nguồn dữ liệu từ việc sử dụng hóa đơn điện, cơ quan thuế dễ dàng kiểm soát việc sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, cũng như đối chiếu tình hình kê khai, khấu trừ, tính nộp thuế để phát hiện xử lý sai phạm.
2. Rủi ro khi không kê khai hóa đơn đầu vào
Khi không kê khai hóa đơn đầu vào doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải một số rủi ro như sau:
-
Doanh nghiệp có thể chịu xử phạt hành vi trốn thuế trong trường hợp cơ quan thuế xác định việc không kê khai hóa đơn đầu vào với mục đích trốn doanh thu, rủi ro bị truy thu thuế GTGT đầu ra và thuế TNDN
-
Rủi ro bị xử phạt kê khai sai
-
Xử phạt hành vi bán hàng không xuất hóa đơn
Do đó dù không có quy định bắt buộc nhưng việc thực hiện kê khai thuế đối với hóa đơn đầu vào của từng doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, thể hiện sự tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp và nếu không kê khai có thể gặp phải các rủi ro bất lợi cho doanh nghiệp.
* Trường hợp doanh nghiệp không mua hàng hóa dịch vụ của công ty A nhưng công ty A lại xuất hóa đơn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp liên hệ với công ty A để tìm hiểu lý do công ty A lập hóa đơn cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thấy công ty A có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì doanh nghiệp cần báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: cơ quan thuế, cơ quan công an, sở công thương, …
3. Mức xử phạt hành vi vi phạm
* Quy định xử phạt hành vi trốn thuế
Căn cứ điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hướng dẫn xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên;
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Người trốn thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu rơi vào các trường hợp quy định tại điều 200 Luật Hình sự.
* Quy định xử phạt hành vi kê khai sai
– Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn (Điều 12, Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;
b) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.”
– Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn (Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).