Hàng năm, các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền trước thời hạn quy định. Vậy thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 là khi nào?
- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2023 theo quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính
‘1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:
1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
a) Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
b) Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, tùy vào quy mô, loại hình doanh nghiêp mà thời hạn gửi báo cáo tài chính được thực hiện theo các quy định nêu trên.
- Thời gian nộp báo cáo tài chính của năm 2023 cụ thể?
Căn cứ tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC, thời gian nộp báo cáo tài chính của năm 2023 đối với từng doanh nghiệp như sau:
(1) Doanh nghiệp nhà nước
– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Ví dụ: Kỳ kế toán theo năm dương lịch 2023 của doanh nghiệp từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2023 là 30/1/2024 và 30/3/2024 (đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước).
– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
(2) Loại hình doanh nghiệp khác
– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
Ví dụ: Kỳ kế toán theo năm dương lịch 2023 của doanh nghiệp là từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2023 là 30/1/2024 (đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh) và 30/3/2024 (đối với các loại hình doanh nghiệp khác)
– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
(3) Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
Ví dụ: Năm tài chính theo năm dương lịch 2023 của doanh nghiệp từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2023 là 30/3/2024.
- Báo cáo tài chính bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định báo cáo tài chính năm đối với doanh nghiệp bao gồm:
– Bảng cân đối kế toán – Mẫu số B 01 – DN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B 02 – DN
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu số B 03 – DN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính – Mẫu số B 09 – DN
Lưu ý: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Hoặc áp dụng quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: